Sáng nay đọc báo về một trường hợp bé gái mới 3 tuổi mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày oái oăm mà đau xót quá các mẹ.



Chuyện là vài tháng trước bé Lê Ngọc Khánh Trâm (3 tuổi ở ấp Phú Mỹ, xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) có các biểu hiện đau bụng gào khóc vật vã, mồ hôi đầm đìa tím tái khiến cha mẹ xót lòng. Sau cơn đau đớn bé ói từng đợt máu khiến người nhà hoảng hốt, gia đình đưa bé đi hết nơi này đến nơi khác nhưng vẫn không tìm ra bệnh. Bác sĩ chỉ tiên đoán là viêm loét dạ dày. Bé uống thuốc vào cũng chỉ giảm được một chút rồi lại đau trở lại, thậm chí càng về sau càng nặng hơn.



Sau nhiều lần siêu âm, bác sĩ mới phát hiện có khối u trong dạ dày. Sau khi phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày, sinh thiết mẫu bệnh phẩm mới điều trị theo phác đồ bệnh ung thư, bé Trâm được sử dụng biện pháp hóa trị để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót trong cơ thể sau khi phẫu thuật và kiểm soát các tế bào di căn”



webtretho



Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào ung thư phát triển trong dạ dày. Đây là một bệnh lí hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa, là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong trong các bệnh ung thư (đứng sau ung thư phổi).



Sau khi đọc về trường hợp của bé Trâm mà em cứ suy nghĩ mãi không hiểu nguyên nhân gì mà lại khiến một đứa bé mới 3 tuổi phải gánh chịu căn bệnh oái ác này, để rồi giờ đây từng ngày, từng giờ bé phải chịu những cơn đau, những đợt hóa trị dày vò.



Tìm hiểu các thông tin trên mạng thì em được biết vi khuẩn HP chính là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày. GS-BS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cảnh báo, “Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế đã xếp HP là tác nhân gây ung thư loại một, mạnh chẳng khác những hóa chất gây ung thư trong khói thuốc lá. HP sống trong dạ dày và tá tràng, nhiễm suốt đời, gây viêm loét và có thể thành ung thư. Tại Việt Nam, ung thư dạ dày chỉ đứng sau ung thư gan và ung thư phổi ở cả hai giới. Ước tính, mỗi năm Việt Nam có thêm 13.000 ca mắc mới và 10.000 trường hợp tử vong vì ung thư dạ dày”



Một thực trạng đáng báo động hiện nay là các đối tượng mắc bệnh ung thư ở nước ta đang có dấu hiệu trẻ hóa mà nguyên nhân là từ lối sống, sự chủ quan, thiếu ý thức bảo vệ với sức khỏe của một bộ phận các ông bố, bà mẹ. Thống kê của Bệnh viên Nhi Trung Ương cho thấy, mỗi tháng bệnh viên này tiếp nhận và điều trị cho khoảng 300 bệnh nhi bị các bệnh liên quan đến dạ dày. Trong đó, tình trạng trẻ em bị viêm dạ dày tiên phát do nhiễm Helicobacter pylori (H.pylori) là chủ yếu. Vi khuẩn HP được lây truyền qua đường ăn uống, phân - miệng hoặc miệng - miệng.



Trẻ có thể bị lây nhiễm vi khuẩn từ người lớn trong gia đình như ông bà, bố mẹ, hoặc bạn bè… Việc ăn chung, uống chung, dùng chung dụng cụ ăn uống như thìa cốc, bát đũa chính là nguyên nhân làm lây nhiễm vi khuẩn HP. Nguy cơ ung thư từ vi khuẩn HP rất cao theo thống kê có tới 50 - 60 % bệnh nhân ung thư dạ dày do xoắn khuẩn HP.



Các tác nhân, yếu tố gây ra ung thư dạ dày:



Vi khuẩn HP: Theo tổ chức y tế thế giới (WTO) vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây ra căn bệnh ung thư dạ dày. Một số nghiên cứu cho thấy việc loại trừ vi khuẩn Hp giúp giảm tới 40% nguy cơ Ung thư dạ dày.


Gen di truyền: Một số thống kế cho thấy rằng nếu trong gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị ung thư dạ dày thì những thành viên còn lại cũng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người khác


Biến chứng từ các bệnh khác liên quan đến dạ dày: viêm gan mạn tính, loét dạ dày tá tràng, suy gan, xơ gan


Môi trường sống: Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất hay chất phóng xạ độc hại cũng có thể là nguyên nhân gây ra Ung thư dạ dày.


Chế độ ăn uống không hợp lí: ăn mặn, ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ nướng, chiên xào và các chất bảo quản thực phẩm cũng góp phần làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày


Thói quen sinh hoạt không hợp lí thường xuyên thức đêm, căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống cũng là một trong những yếu tố gián tiếp gây nên ung thư dạ dày.


Thường xuyên sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá làm tổn hại đến lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày.


Thiết nghĩ để phòng tránh các bệnh nguy hiểm cho con thì một số gia đình nên từ bỏ thói quen nhai, nếm, mớm thức ăn cho trẻ tránh tình trạng vô tình lây nhiễm các căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng chưa được hoàn thiện nên rất dễ nhiễm bệnh nếu không được quan tâm và chăm sóc tốt.



Xin mời xem thêm:


http://www.webtretho.com/forum/f113/em-da-tri-dut-diem-chung-do-mo-hoi-trom-cho-con-bang-bai-thuoc-hay-ma-khong-phai-ai-cung-biet-2448174/


http://www.webtretho.com/forum/f113/2-thoi-quen-dan-ong-nen-bo-ngay-neu-nhu-khong-muon-vo-bi-ung-thu-vu-2241859/


http://www.webtretho.com/forum/f113/cuu-song-nguoi-len-con-dot-quy-tai-bien-chi-trong-vong-1-phut-voi-ruou-ot-cay-nha-nao-cung-nen-co-2446616/


Xem thêm video: Cảnh báo thực phẩm gây ung thư ở trẻ em mà bố mẹ Việt cho con ăn hàng ngày