Vợ chồng em vốn là dân kinh doanh, tuy chỉ buôn bán nhỏ lẻ song công việc của em khá bận. Dào này trời cứ nắng mưa thất thường nên con gái nhỏ nhà em 5 tuổi bị sốt khá cao, sổ mũi và ho nhiều. Khi đưa con đi khám thì cháu đang trong tình trạng sốt cao trên 39 độ và có tình trạng khó thở xuất hiện.



Sau khi khám sơ qua thì bác sĩ cho biết con em bị viêm phế quản cấp và có kê toa kháng sinh sử dụng sau đó. Bác sĩ có dặn dò kỹ về cách uống thuốc cho em trước khi bế cháu về nhà.



Mọi chuyện dường như khá yên ổn khi con gái đã bắt đầu hết sốt, giảm ho. Nhưng 2 ngày gần đây hình như đã bỏ hết 1-2 liều thuốc nên con bắt đầu sốt nhẹ trở lại. Em lo lắng tới tái mặt lại, cũng tại công việc bận quá nên không có thời gian chăm sóc con được chu đáo.



Thế nên, em muốn cho con uống kháng sinh bù nên tự động tăng liều và lượng thuốc lên so với đơn thuốc ban đầu mà bác sĩ đã kê toa. Thế nhưng, cái tội lớn nhất của em chính là hay bỏ liều. Uống thuốc 1 tuần mà chưa có thời gian đưa con đi khám lại, cứ cái toa bác sĩ kê rồi cầm đi mua.



Tới lúc được 10 ngày rồi mà bệnh con vẫn vậy, có hôm ho nhiều, mặt lờ đờ, nghẹt mũi, khóc suốt đêm không ngủ được thì em phải cố gắng thu xếp đưa con đi khám lại.



Lúc khám lại bệnh cho con, bác sĩ đã uống kháng sinh quá liều và có dấu hiệu kháng thuốc. Bác sĩ nói nếu để trễ thêm vài ngày nữa thì có thể dẫn đến viêm xoang nặng và ảnh hưởng đến thị lực nghiêm trọng. Và một khi nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà không có thuốc kháng sinh điều trị đặc hiệu thì con đường bệnh nhân bị nhiễm khuẩn chỉ còn là đến... nghĩa trang.




Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).




Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, sau gần 10 năm theo dõi tình hình kháng thuốc của các vi khuẩn trong Bệnh viện thấy rằng, có sự gia tăng tỉ lệ kháng thuốc, đặc biệt là xuất hiện tình trạng đa kháng thuốc của 1 số loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn Bệnh viện.



Theo PGS Kính, với giám sát thường xuyên như hiện nay thì có mức báo động tình trạng kháng thuốc, đặc biệt là các vi khuẩn đa kháng hoặc siêu đa kháng xuất hiện trong Bệnh viện.



Đáng chú ý, một số vi khuẩn gây viêm nhiễm trong cộng đồng như phế cầu hiện nay tỉ lệ kháng thuốc cũng bắt đầu gia tăng, có những vi khuẩn đa kháng kháng thuốc với hầu hết các loại kháng sinh hiện đang được sử dụng trong Bệnh viện. Hoặc với tụ cầu thì hiện nay cũng kháng với rất nhiều loại kháng sinh… Đây là vấn đề rất đáng báo động ở Việt Nam.



Theo CNN, ngày 19/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra báo cáo cho thấy quá ít kháng sinh mới được điều chế trong khi số vi khuẩn nguy hiểm không ngừng gia tăng. Do tốc độ phát triển các bệnh kháng thuốc có khả năng sẽ vượt qua quá trình điều chế thuốc kháng sinh và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe loài người.



Còn theo PGS.TS Nguyễn Văn Kính cho biết cho thấy, tình trạng kháng thuốc hiện nay đang ở mức báo động, đặc biệt là các vi khuẩn đa kháng hoặc siêu đa kháng xuất hiện trong Bệnh viện.



“Với thời gian sử dụng càng dài, cùng với sự chọn lọc tự nhiên các vi sinh vật và áp lực của thuốc thì tỉ lệ kháng thuốc cũng đã gia tăng và khi kháng thuốc kháng sinh gia tăng như vậy thì hậu quả đương nhiên sẽ dẫn đến là thời gian điều trị kéo dài, kéo theo sử dụng nhiều kháng sinh.



Điều này sẽ lại ảnh hưởng đến kinh tế khiến giá thành điều trị tăng cao. Chưa kể với nhiều vi khuẩn kháng thuốc còn khiến nguy cơ tử vong tăng cao, nhất là với trường hợp nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn.



Có một thực tế ở nước ta hiện nay là hệ thống các trang bị giúp cho bác sĩ có thể định hướng được cho vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý còn chưa đồng bộ, chỉ có một số Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương có labo vi sinh lâm sàng có thể giúp bác sĩ sử dụng thuốc kháng sinh một cách hợp lý. Nếu phát hiện vi khuẩn kháng thuốc thì không dùng các thuốc đã kháng nữa.



Đó là chưa kể trong cộng đồng với tâm lý ngại đến bệnh viện khám bệnh – sợ chờ lâu và phải đi xa, cứ nghi ngờ sốt là nhiễm khuẩn là ra hiệu thuốc tự mua thuốc, thậm chí, chưa hỏi mua thì người bán đã tư vấn dùng thuốc kháng sinh… làm cho lạm dụng kháng sinh gia tăng.”



Nếu tình trạng uống thuốc kháng thuốc bữa bãi như thế này tiếp tục diễn ra thì nguy cơ cạn kiệt kháng sinh thế hệ mới là hoàn toàn có thể xảy ra. Cho nên các bác sĩ đã đưa ra 3 nguyên tắc quan trọng khi uống thuốc kháng sinh mà bố mẹ nên biết: Một là uống đủ ngày. Hai là uống đủ liều lượng thuốc kháng sinh. Ba là khoảng cách giữa các liều. Hay ghi nhớ 3 nguyên tắc quan trọng này để bảo vệ sức khỏe cả gia đình nhé các mẹ ơi.



Xem thêm bài viết:


Bác sĩ hướng dẫn mẹ cách dùng kháng sinh cho con tuyệt đúng và an toàn


Con ơi mẹ xin lỗi, cũng vì mẹ dại đã hại con bị điếc, lại còn hoại tử xương nữa con ơi


Con mới 15 tuổi mà máu và gan đã “vàng óng” vì mẹ cứ cho ăn món yêu thích của 9/10 người Việt hiện nay


Xem thêm video: Kháng sinh- Vi khuẩn trả thù


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/04/wo9rhcEPrM-480x360.jpg