Các mẹ ạ, hôm trước mình có chia sẻ về cách chăm sóc con khi bị viêm VA, nhưng do không có thời gian nên chưa viết được phần hạ sốt cho bé. Hôm nay mình sẽ chia sẽ tiếp cho các mom cách hạ sốt và xử lý khi con lên cơn co giật.


Sốt không hẳn là bệnh, đôi khi nó được xem là dấu hiệu của một số bệnh khi cơ thể trẻ nhỏ kháng lại tình trạng nhiễm khuẩn. Sốt do vùng hạ đồi ở não điều khiển. Trong trường hợp bất thường, não bộ sẽ yêu cầu thay đôie nhiệt độ cơ thể nhằm cản trở sự phát triển của virus, vi khuẩn khi bị viêm nhiễm.


Hầu hết hiện tượng sốt thường xảy ra khi trẻ mắc các bệnh lý như:



Viêm họng


Viêm họng hạt


Viêm VA


Viêm amidan


Viêm tai


Sốt phát ban


Thủy đậu


Sởi


Viêm thận hay nhiễm trùng đường tiết niệu


Bệnh tay chân miệng


Mọc răng (trong thời kỳ trẻ mọc răng sữa)


Sốt sau khi đưa trẻ đi tiêm vacxin chửng ngừa.


Nhiệt độ của trẻ khi bình thường nằm trong khoảng 36,5 đến 37 độ, khi thân nhiệt tăng trên 37 độ ( đo ở vùng dưới nách) được coi là sốt.



Từ 37,5 đến 38,5 độ C là sốt nhẹ


Từ 38,5 đến 39 độ C là sốt vừa


Từ 39,5 đến 40 độ C là sốt cao


Trên 40 độ C là sốt rất cao


Trẻ sốt cao thường kèm theo các triệu chứng nguy hiểm:


Khó thở


Nôn nửa


Phát ban


Ngất lịm


Co giật


Khi trẻ lên cơn co giật, rất nhiều mẹ phát hoảng, không biết cách xử lý đúng khiến con bị gặp nguy hiểm. Các mẹ nên lưu ý:



Khi lên cơn co giật, trẻ rơi vào trạng thái mất ý thức, mắt nhìn chằm chằm vào một hướng, thường đảo lên đảo xuống. Tay và chân cứng đơ. Mỗi cơn co giật kéo dài từ 1 đến 10 phút nếu không có điều trị.


Đầu tiên cần giảm sốt cho trẻ càng nhanh càng tốt, để rút ngăn thời gian co giật. Cởi bớt quần áo, đắp khăn lạnh lên trán, cổ.


Nếu vẫn tiếp tục lên cơn co giật thì lau người cho trẻ bằng nước ấm. Tuyệt đối không tắm cho trẻ trong bồn, sẽ rất nguy hiểm khi lên cơn giật tiếp.


Sau khi trẻ hết cơn co giật, tỉnh lại hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt với nhiều nước ấm.


Trong trường hợp trẻ đang ngậm vật gì trong miệng, dùng ngón tay lấy ra để tránh trẻ bị nghẹn. Đặt trẻ nằm nghiêng, nếu nôn mửa thì cần nhanh chóng rửa sạch.


Trong cơn co giật không được gây sức ép lên trẻ như quát mắng hay ôm chặt để hạn chế hành vì cô giật. Nếu trẻ tạm ngưng thở trong 5-10 giây, hãy giữu mũi, miệng thông thoáng để trẻ có thể hít thở. Tuyệt đối không được chèn bất kỳ vật gì vào miệng trẻ ( theo truyền miệng thì chèn vào để tránh trẻ cắn vào lưỡi- hoàn toàn sai) hoặc vắt chanh vào miệng trẻ.


Sau khi sơ cứu cho trẻ xong, các mẹ cần đưa con đến bệnh viện để bác sĩ khám và kiểm tra có để lại di chứng gì không.


Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết. Chúc các mẹ chăm con thật tốt!