Sáng nay, em đọc báo thấy một trường hợp bé trai 18 tháng tuổi phải nhập viện trong tình trạng tím tái vì ăn phải loại trái cây quen thuộc này.



Đó là trường hợp gia đình cháu Phạm Tùng D. (18 tháng tuổi, ở xã Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh). Theo thông tin cho biết, vào ngày 31/10 khi gia đình đang ăn quả hồng, cháu D. cũng cầm một miếng để ăn.



Do người lớn không để ý, cháu D. đưa cả hạt hồng vào miệng. Sau đó bất ngờ cháu D. xuất hiện cơn ho khiến hạt hồng rơi xuống họng. Ngay khi nhận thấy biểu hiện bất thường của con thì gia đình đã nhanh chóng đưa bé tới Trung tâm y tế huyện Vân Đồn sơ cứu. Sau đó chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cấp cứu.



Theo bác sĩ khoa Hồi sức Cấp cứu (Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết, khi nhập viện bé D. đã ở trong tình trạng ho sặc sụa, khó thở, tím tái, suy hô hấp. Và qua kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy, cháu D. có dị vật trong đường thở, gây tắc phế quản gốc phải.



Sau đó, các bác sĩ đã chỉ định nội soi khí phế quản và tiến hành phẩu thuật. Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 30 phút và rất may là đã thành công chức năng hô hấp của cháu D. được phục hồi tốt, bé được chuyển về khoa Hồi sức cấp cứu để theo dõi chặt chẽ.




Khi nội soi khí phế quản cho cháu D. phát hiện có dị vật nên tiến hành phẩu thuật. (Nguồn: Internet).




Theo bác sĩ Phạm Đăng Hùng (khoa Hồi sức Cấp cứu) cho biết: “Dị vật đường thở là tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm, có thể gây suy hô hấp, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.”



Trước đây, cũng đã từng có nhiều trường hợp trẻ hóc di vật dẫn đến tình trạng ho sặc sụa, khó thở, tím tái rồi suy hô hấp… đã có những trường hợp không được cấp cứu kịp thời đã dẫn đến tử vong.



Cách tốt nhất để tránh tình trạng này xảy ra đó là hạn chế cho trẻ nhỏ ăn một trong 8 món ăn quen thuộc sau: Thạch rau câu, kẹo, xúc xích, hạt chân trâu, bánh quy, bắp rang bơ, các loại hạt, trái cây... Khi cho con nhỏ ăn những món này thì các bậc phụ huynh cần quan tâm chăm sóc giám sát trẻ ngay cả khi ăn uống và lúc vui chơi để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.



Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở, tùy từng trường hợp mà có cách xử trí hợp lý. Cần giữ bình tĩnh, tránh cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy vào sâu hơn. Hơn nữa, việc móc họng có thể dẫn đến nôn ói, trẻ hít sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn.



Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.



Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới. Trong trường hợp này sẽ có 2 hình thức can thiệp:



Một là với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực



Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.



Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.



Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.



Hai là với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich



- Trường hợp trẻ còn tỉnh: Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.



- Trường hợp hôn mê, bất tỉnh: Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.



Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.



Sau khi cấp cứu tức thì, hãy nhanh chóng chuyển trẻ đến bệnh viện tuyến trên trong thời gian sớm nhất có thể để công tác xử lý cấp cứu được kịp thời và ít tai biến, biến chứng.



Xem thêm bài viết:


Thấy con 13 tháng bị não úng thủy như bé Đức Lộc, bố vội vã bỏ đi theo người đàn bà khác


Con bị xơ gan, ung thư gan vì bố mẹ bồi bổ, cho con uống thả ga loại nước mà trẻ nào cũng mê


Con ơi mẹ xin lỗi, cũng vì mẹ dại đã hại con bị điếc, lại còn hoại tử xương nữa con ơi


Xem thêm video: Trẻ em bị hóc dị vật, xử trí thế nào


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/11/LN8QJ7SQIb-480x360.jpg