hình ảnh

Đây là bệnh trẻ em, rất hiếm ở người lớn. Trẻ độ 2 – 3 tuổi, sau khi chơi đồ chơi nhỏ như mảnh giấy, mảnh bông, hột tiêu, hột đậu xanh, trẻ thường bỏ vào tai của mình, hoặc bỏ vào tai bạn mình ở các nhà trẻ và trường mẫu giáo. Trẻ thường không báo cho gia đình, đây là bệnh phát hiện ngẫu nhiên.

Dị vật tai không di động được chia ra làm hai loại: loại dị vật giẹp như mảnh giấy, mảnh mica, mảnh mousse, mảnh bông gòn, và loại dị vật tròn như hột tiêu, hột chuỗi, hột đậu xanh, viên bi xe đạp…

  • Đối với dị vật giẹp, dị vật không thể vào sâu, dị vật lấp ló ở cửa ống tai, có thể kẹp em bé cho chắc, lấy nhíp bếp gắp dị vật ra dễ dàng, không cần phải đi bệnh viện xin gắp ra.
  • Đối với dị vật tròn, dị vật có thể vào sâu hơn, cho bệnh nhân nghiêng đầu, tai có dị vật ngó xuống đáy, lắc mạnh đầu, dị vật có thể rớt ra.
  • Nếu không thành công, nên kềm trẻ cho chắc, lấy móc tai móc từ đầu trong dị vật ra. Cũng không nên quyết tâm lấy ra cho bằng được, nên đưa bệnh nhân đến  để được bác sĩ hỗ trợ lấy dị vật ra an toàn.

Kiến vào tai là bệnh thường gặp, ở thành phố cũng như ở nông thôn, ở người lớn cũng như ở trẻ em. Nên cho bệnh nhân nằm nghiêng, tai có con kiến ngó trên trần nhà, nhỏ nước ấm 370, 3705 vào tai đúng cách, con kiến sẽ trồi lên, và bò ra ngoài.

Ở nông thôn, nơi có nhiều ruộng lúa, trong lúc tuốt lúa, hột lúa có thể văng vào ống tai. Trẻ em cũng như người lớn đều bị bệnh này. Ban đầu hột lúa không thể nào vào sâu, thấy lấp ló ở cửa ống tai ngoài. Không nên dùng kẹp để gắp ra. Đầu hột lúa khá trơn, không kẹp được, hột lúa sẽ bị đẩy dần vào trong, gây thủng nhĩ và nằm trọn trong tai giữa. Phải đưa vào bệnh viện mổ lấy ra.