Cách khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ

Hình thành nếp sinh hoạt hợp lý

Trẻ ngủ đủ và ngon giấc đóng vai trò rất quan trọng bởi trẻ thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và nhu động ruột. Khi trẻ ngủ cần hạn chế các yếu tố xung quanh khiến cho giấc ngủ của trẻ không được sâu như ánh sáng, tiếng ồn, các hoạt động của người lớn và hạn chế xem video trước giấc ngủ.

Ngoài ra, cha mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ, không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn, tốt hơn nên hạn chế ăn vặt ở. Kẹo hay đồ uống có gas sẽ khiến hàm lượng đường trong máu tăng cao gây cảm giác no ảo. Khi đó, trẻ sẽ ăn ít hoặc mất cảm giác thèm ăn.

Tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời:

Ép trẻ ăn, gây áp lực tâm lý có thể gây tác dụng ngược lại bởi trẻ sẽ sợ mỗi khi tới giờ ăn. Tâm lý sợ hãi, khó chịu sẽ khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng, kèm theo sự tiết dịch tiêu hóa, co bóp dạ dày ruột bị ảnh hưởng gây cảm giác đầy bụng khó tiêu ở trẻ. Lâu dần, trẻ sẽ trở thành biếng ăn tâm lý, dẫn tới việc khắc phục còn khó khăn hơn nhiều.

Khi thường xuyên được tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, trẻ sẽ được phát triển cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ. Hoạt động này sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu thức ăn, giúp trẻ có cảm giác đói, thèm ăn, trẻ sẽ ăn sẽ ngon miệng hơn. Tuy nhiên, một số trẻ vì các lý do như thiếu sân chơi, chỗ chơi, tâm lý bao bọc, trẻ hay ốm vặt, bố mẹ quá bận… khiến cho trẻ rất ít được hoạt động ngoài trời. Bố mẹ cũng nên lưu ý không cho trẻ chạy nhảy quá nhiều, quá sức để trẻ không bị mệt.

Đa dạng món ăn và hình thức trưng bày

Đa dạng cách chế biến sẽ giúp tránh việc “nhàm miệng” ở trẻ. Cốc, thìa, chén, bát có mầu sắc sặc sỡ, có hình những vật bé ưa thích hay thậm chí tạo hình bắt mắt cho món ăn cũng sẽ khiến cho bé hứng thú với việc ăn uống. Việc tạo ra những bữa ăn đẹp mắt, ngon miệng sẽ giúp cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ