Bé đi ngoài phân lỏng, nhầy, nhiều bọt, mùi chua, đôi khi có tia máu trong phân. Tình trạng này có thể tái diễn lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bé mệt mỏi, biếng ăn, có thể sụt cân. Hầu hết các bạn nhỏ có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa một vài lần trong những năm đầu đời, nhưng cũng có nhiều bé rối loạn tiêu hóa lặp lại dai dẳng liên miên khiến bố mẹ lo lắng, mệt mỏi và loay hoay tìm giải pháp.

1. Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn – vòng bệnh lý luẩn quẩn  

Trên các hội nhóm, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm chăm con hàng ngày có hàng trăm các câu hỏi xoay quanh tình trạng rối loạn tiêu hóa của bé như: “Bé em 4,5 tháng, bị đi ngoài mấy ngày cả tháng nay, mỗi ngày xì xoẹt 5,6 lần, phân chua nhiều nước, phải làm gì để hết các mom ơi?” hay “Con em 6 tháng bị đi ngoài phân sống mấy tháng nay, em lo quá phải làm sao đây hả các mẹ ?” 

Cũng từng lo lắng vì gặp tình cảnh ấy, chị Lan, 26 tuổi ở Hà Nội chia sẻ “Ngày trước, lúc Chíp mới được 2 tháng tuổi, có một đợt con đi hoa cà, hoa cải xì xoẹt suốt ngày, có ngày đi 5 – 6 lầnphân lợn cợn hạt vàng trắng nhiều nước, được khoảng 1 tháng, phân còn có nhầy bọt, nhiều nước, xì hơi nhiều. Lo lắng khi tới tháng thứ 4, con bắt đầu có dấu hiệu chậm tăng cân, bụng sôi, xì hơi nhiều lại hay quấy, đôi khi đi ngoài có tia máu nhỏ trong phân mình đã đưa Chíp đi khám ở Viện Nhi và được kết luận là rối loạn tiêu hóa kéo dài, loạn khuẩn ruột và có dấu hiệu suy dinh dưỡng nhẹ.”

Cũng trong tình cảnh tương tự chị Lan, chị Ngọc Minh chia sẻ: “Bim nhà mình 2 tháng bị nhiễm khuẩn ruột phải nằm viện điều trị 2 tuần, sau 2 tuần được tích cực điều trị, truyền thuốc ở bệnh viện Bim cũng đã cải thiện và được xuất viện. Tuy nhiên sau đó, tình trạng rối loạn tiêu hóa, phân sống kéo dài khiến Bim biếng ăn, hấp thu kém và chậm tăng cân”. 

rối loạn tiêu hóa kéo dài

Rối loạn tiêu hóa khá phổ biếng ở trẻ. Theo khảo sát của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cứ 10 em bé có 2 em gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa ít nhất 1 lần trong năm đầu đời. Rối loạn tiêu hóa có thể đến từ nhiều nguyên nhân như: rối loạn tiêu hóa sau viêm ruột, tiêu chảy, do sử dụng kháng sinh, do vệ sinh thực phẩm, bất dung nạp lactose, dị ứng, sức đề kháng kém … và nhiều nguyên nhân khác. Việc hiểu rõ căn nguyên rối loạn tiêu hóa, thấu hiểu sức khỏe đường ruột của bé một cách khoa học chính là “chìa khóa vàng” giúp bé vượt qua được tình trạng rối loạn tiêu hóa, phân sống dai dẳng, để bé phát triển sức khỏe một cách toàn diện. 

2. “Cắt đứt” vòng luẩn quẩn tiêu chảy – rối loạn tiêu hóa – biếng ăn nhờ lợi khuẩn sống, gắn đích 

Như đã nói bên trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa dai dẳng ở trẻ. Nhưng dù bất kỳ nguyên nhân nào thì đều gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Kéo dài tình trạng này khiến trẻ biếng ăn, kém hấp thu các chất dinh dưỡng, từ đó làm giảm sức đề kháng. Sức đề kháng suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại bên ngoài tấn công cơ thể và tiếp tục lại một vòng tròn luẩn quẩn không hồi kết.

hậu quả rối loạn tiêu hóa kéo dài

Vậy nên để “cắt đứt” vòng tròn luẩn quẩn này, mẹ cần bổ sung các lợi khuẩn đường ruột để lấy lại cân bằng hệ vi sinh, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho con. Một sự thật thú vị là 70% các tế bào miễn dịch có ở hệ thống tiêu hóa. Chính vì vậy, một đường ruột chắc khỏe sẽ bảo vệ trẻ bởi các tác nhân gây từ bên ngoài.

Theo chuyên gia nhi khoa Nguyễn Thị Ngọc Hoa:

Bổ sung một lợi khuẩn sống, gắn đích chính là biện pháp tối ưu số 1 để hỗ trợ tối ưu cho hệ tiêu hóa và cân bằng lại đường ruột.

Bên cạnh khả năng hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, lợi khuẩn đường ruột còn hỗ trợ giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Từ đó giúp trẻ tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng một cách tốt hơn, chấm dứt vòng tròn “TIÊU CHẢY – RỐI LOẠN TIÊU HÓA – BIẾNG ĂN”