Để yên tâm về vệ sinh, các mẹ nên tự trồng một số loại rau củ ngay tại nhà để chữa trị kịp thời cho bé



Trong vài tuần gần đây, Số bệnh nhi đến khám, cấp cứu tại Bệnh viện Nhi T.Ư, các khoa nhi của bệnh viện đa khoa ở Hà Nội đều tăng cao.


Đây là bệnh thường gặp trong mùa hè do khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập cơ thể.



.
PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, các kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm cho thấy có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy trên người như ngộ độc thực phẩm, vi khuẩn E.coli, khuẩn salmonela, khuẩn tụ cầu…



Bệnh tiêu chảy do E.coli gây ra thuộc loại tiêu chảy cấp, nếu không phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời thì bệnh ngày một trầm trọng hơn.


Bệnh lây lan theo đường ăn uống do nước, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Khi vi khuẩn E.coli vào cơ thể gây tiêu chảy xâm nhập với hội chứng lỵ đau quặn, mót rặn và phân lỏng máu mũi.



Thời gian ủ bệnh từ 24 – 72 giờ, có thể sốt nhẹ, phân nhiều nước. Đặc biệt, vi khuẩn tả có thể được coi là hung thủ đáng sợ gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ vì loại vi khuẩn này có độc lực rất mạnh. Thậm chí có thể khiến trẻ tử vong.






PGS.TS Trần Minh Điển cho biết thêm, mùa nóng thường gặp nhất là tiêu chảy do vi khuẩn Salmonella. Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn khi ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn này và bị chúng xâm nhập vào niêm mạc ruột gây bệnh.



Thời gian ủ bệnh trung bình từ 12 – 36 giờ sau khi ăn. Khởi phát bệnh đột ngột sốt, đau bụng thượng vị hoặc quanh rốn, không mót rặn, tiêu chảy nhiều lần…Trường hợp nặng có rối loạn điện giải do mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước). Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do trụy mạch.



Các bậc phụ huynh cần phải hết sức lưu ý đặc biệt là với trẻ nhỏ bởi tiêu chảy mùa hè rất dễ tấn công các bé do sức đề kháng còn kém.



Chữa trị kịp thời
Trong trường hợp trẻ chỉ mất nước ở mức độ nhẹ (khát nhẹ, miệng khô, còn tiểu được…) thì cha mẹ có thể điều trị tại nhà với lưu ý bù nước và điện giải cho trẻ bằng cách pha Oresol cho trẻ. Tuy nhiên, cần pha đúng theo chỉ dẫn và uống theo nhu cầu của trẻ.



Đặc biệt là trường hợp tiêu chảy cấp mất nước với biểu hiện trẻ thóp lõm, ngủ nhắm mắt không kín thì phải cho uống oresol ngay. Cha mẹ chỉ cho trẻ sử dụng kháng sinh điều trị khi có chỉ định của bác sỹ.





Trường hợp mất nước nặng (trẻ khóc không có nước mắt, có khi co giật do nhiễm độc thần kinh) cần đưa đến cơ sở y tế mọi cách nhanh nhất.


Để phòng bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, không nên ăn rau sống, những thực phẩm chưa nấu chín như tiết canh, thịt tái, gỏi cá, nem chua, nem chạo, thức ăn ôi thiu, nước lã, cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể gây bệnh.


Tiêu chảy khiến ruột bị tổn thương, nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ làm thời gian hồi phục lâu hơn. Do đó, khi bị tiêu chảy nên lựa chọn thức ăn tươi (đặc biệt là thịt gà, cà rốt, chuối tiêu, sữa chua... có nhiều kẽm, kali và vi khuẩn sống trong sữa chua).



Khi chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.


Phương pháp dân gian trị tiêu chảy an toàn
Cha mẹ cũng cần biết một số phương pháp dân gian để sơ cứu kịp thời cho bé. Hiện nay, với sự gia tăng của thực phẩm bẩn ngoài thị trường, các mẹ cần phải lựa chọn kĩ lưỡng khi chọn thức ăn, uống cho trẻ.
Bởi vậy tốt nhất, các mẹ nên trồng một số loại rau củ có tác dụng chữa bệnh để dùng khi cần thiết, nhất là cho các bé.



Chỉ cần một thùng xốp nhỏ trên ban công là có thể tự trồng 1 ‘tủ thuốc’ tự nhiên vô cùng hữu ích.
Sau đây là bài thuốc chữa tiêu chảy từ những loại rau củ dễ trồng ngay tại nhà.
Các loại rau củ trị tiêu chảy có thể trồng ngay tại nhà bao gồm:



-Sả :Trà từ cây sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, giảm đau dạ dày, bớt nóng trong và tiêu chảy, ngăn ngừa đầy hơi



-Gừng: Khi bị tiêu chảy, nôn ói (do ngộ độc thức ăn), lấy một củ gừng tầm một lóng tay, rửa sạch, nướng lên. Sau đó, cạo vỏ gừng, rửa lại một lần nữa cho sạch vết cháy. Cắt gừng thành từng miếng bỏ vào ly hãm uống như trà. Theo lương y Ngô Thị Mai, đây nên là bài thuốc ‘nằm lòng’ của người dân.








-Rau sam: Lấy khoảng 1 nắm rau sam tươi (khoảng 50-100g), rửa sạch, giã nát, thêm muối vào rồi vắt lấy nước uống. Uống liên tục trong 3-5 ngày



-Lá củ cải tươi: Lá củ cải tươi: 120g. Trần bì: 30g. Hai thứ lá này bỏ đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Dùng trong 2-3 ngày.



-Lá mơ (mơ tía): 1oog lá mơ rã nhỏ cho vào bát và đập 1 quả trúng gà, thêm chút muối và trộn đều. Sau đó trở đều hai mặt cho chín đều rồi lấy cho bé ăn.



Ngoài những loại rau củ trên, một phương pháp dân gian rất hữu hiệu và thông dụng để chữa tiêu chảy cho bé đó là búp ổi. Lá ổi rửa sạch ngâm nước muối 10-15 phút cho vào nấu với nước khoảng 30 phút rồi nêm chút muối, lọc lấy nước cho bé uống.



Nguồn:
http://phunuonline.com.vn/me-va-be/suc-khoe-cua-be/bai-thuoc-dan-gian-tri-tieu-chay-mua-he-ngay-tai-nha-74266/?paged=2



Xin mời xem thêm:



http://www.webtretho.com/forum/f119/bi-quyet-chua-tieu-chay-cap-o-tre-nho-het-ngay-trong-ngay-2230169/


http://www.webtretho.com/forum/f87/11-bai-thuoc-nam-tri-tieu-chay-hieu-qua-cho-tre-em-2142673/



http://www.webtretho.com/forum/f113/cho-tre-uong-thuoc-cam-tieu-chay-coi-chung-tac-ruot-thung-ruot-2232112/