Sinh con ra cha mẹ nào cũng muốn con mình thật khỏe mạnh và sau này hoạt bát, học hành giỏi giang. Nhưng vợ chồng chị Phần trong câu chuyện dưới đây lại là ngoại lệ. Chỉ vì sở thích ăn uống của mình, đôi vợ chồng ròng rã suốt 8 năm cũng chưa một lần được con yêu gọi tiếng mẹ, tiếng cha...

Cha mẹ nào cũng mong con khỏe mạnh, đủ ngày đủ tháng chào đời. Thế nhưng không phải ai cũng có được may mắn ấy, nhất là những người mẹ không may có con sinh non vì nhiều lý do. Đó là một hành trình gian nan, mệt mỏi, nhiều nước mắt nhưng cũng tràn đầy tình yêu thương và hy vọng. Có lẽ, chỉ có những người mẹ đã trải qua hoàn cảnh này mới thấu được những vất vả của những cặp vợ chồng có con sinh non. 

Với câu chuyện của chị Phần, 32 tuổi này thì vào 8 năm trước, chị sinh non con gái đầu lòng khi bé mới được 8 tháng và sau đó được chẩn đoán mắc chứng "chậm phát triển". Theo như tìm hiểu, bởi vì bà mẹ này đặc biệt kém ăn khi mang thai, thường xuyên nôn mửa và không ăn được nên chị hay ăn táo gai đóng hộp để điều tiết cảm giác thèm ăn. Đáng nói, mỗi lần ăn là chị ăn đến hàng cân.

hình ảnh

Và người mẹ này đâu biết rằng, một số thành phần trong táo gai đóng hộp có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí dẫn đến sinh non. Khi đang mang thai được 8 tháng, chị Phần đột nhiên cảm thấy đau bụng và ngay lập tức được đưa đến bệnh viện, sau đó đã sinh non con gái Tiểu Ý.

Được biết, sau khi sinh non, Tiểu Ý không chịu bú sữa mẹ và khóc suốt ngày. Sau khi kiểm tra, người ta phát hiện nồng độ bilirubin trong máu của cô bé đã vượt quá mức bình thường một cách nghiêm trọng. Để tránh những biến chứng nghiêm trọng và tổn thương tế bào thần kinh não, dưới lời khuyên của bác sĩ, chị Phần và chồng đã quyết định thực hiện điều trị thay máu cho con. Ca phẫu thuật thành công, nồng độ bilirubin của Tiểu Ý giảm nhanh chóng và bệnh vàng da của cô bé cũng dần giảm bớt. Sau nhiều ngày theo dõi và điều trị, tình trạng thể chất của cô bé dần ổn định, được xuất viện cùng bố mẹ.

Chưa dừng lại ở đó, khi con gái được 3 tháng tuổi, chị Phần phát hiện bé không hề biết lẫy, biết bò. Sau đó liền đưa con đến bệnh viện khám. Các bác sĩ chẩn đoán Tiểu Ý bị bệnh não do bilirubin, hiện bệnh này đã gây chậm phát triển và chỉ có thể can thiệp bằng phương pháp điều trị phục hồi chức năng. Thương con, chị Phần không khỏi cảm thấy xót xa và đau lòng, không thể tưởng tượng được rằng cô con gái nhỏ đáng yêu của mình lại mắc phải căn bệnh như vậy...

Những ngày tiếp theo, người mẹ này đã không chấp nhận số phận, bắt đầu đưa con gái đến nhiều bệnh viện khác nhau. Nhưng dù có đến bao nhiêu bệnh viện thì kết quả cuối cùng vẫn như nhau. Vì vậy chị Phần đã làm theo lời khuyên của bác sĩ và bắt đầu đưa con gái đi điều trị phục hồi chức năng tại bệnh viện. Chị cũng đã không ngừng trách bản thân vì đã tham lam ăn nhiều táo gai đến làm hại con gái.

Trong khi các bạn bè đồng trang lứa ngày ngày vui vẻ đến trường thì Tiểu Ý lại phải đến bệnh viện phục hồi chức năng hàng ngày và bị vây quanh bởi nhiều liệu trình phục hồi chức năng. Ngoài việc điều trị tại phòng điều trị bệnh viện vào ban ngày, chị Phần còn tập thêm các bài tập phục hồi chức năng cho con gái vào buổi tối, kiên nhẫn dạy đi dạy lại con gái nói chuyện, cuộc sống thường ngày của hai mẹ con cứ lặp đi lặp lại như vậy đã được hơn 8 năm...

Được biết, táo gai vốn là loại quả có tác dụng tiêu hóa, vị rất chua được nhiều phụ nữ mang thai ưa thích, nhưng do tính axit của táo gai quá cao nên mẹ bầu có thể bị kích thích tử cung, từ đó thúc đẩy tử cung co bóp nhiều gây sảy thai và sinh non.

Ngoài táo gai, dưới đây còn là những thực phẩm gây co bóp tử cung, sinh non mẹ bầu cần tránh:

- Quả dứa

hình ảnh

Dứa chứa bromelain - một hỗn hợp các enzyme, làm mềm tử cung và kích thích cơn co thắt, dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sảy thai. Mẹ bầu chỉ nên ăn với lượng dứa vừa phải, theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu ăn dứa với số lượng lớn từ 7-10 quả có thể gây chảy máu.

- Đu đủ chưa chín

Đu đủ xanh chứa hàm lượng lớn mủ và enzyme papain. Đây là hai yếu tố có thể gây co thắt tử cung, khiến thai phụ chuyển dạ sớm, sinh non. Hợp chất papain trong đu đủ xanh khi được hấp thụ cũng khiến cơ thể nhầm với prostaglandin - một hormone gây chuyển dạ. Thai phụ nên hạn chế thực phẩm này trong ba tháng đầu.

- Nho

Nho có hàm lượng đường tương đối cao, 16 g đường trong 100 g nho. Ăn quá nhiều nho có thể khiến thai phụ thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Ngoài ra, hợp chất resveratrol trong vỏ nho còn ức chế quá trình tổng hợp DEHA - loại hormone giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết estrogen. Thiếu hụt estrogen có thể làm gián đoạn quá trình vận chuyển máu đến thai nhi. Thai phụ không nên ăn quá 160 g nho mỗi ngày.

- Đào

Đào chứa hàm lượng đường, axit cao nên dễ gây nhiệt miệng và những vấn đề về đường huyết. Hàm lượng folate cao trong trái đào có thể làm tăng lượng axit folic trong cơ thể mẹ bầu, dẫn đến buồn nôn, nổi mẩn, chuột rút. Tuy nhiên, đào giàu vitamin A, C, khoáng chất nên thai phụ có thể ăn với lượng phù hợp, 2-3 ngày ăn một trái đào.

- Hồng giòn

hình ảnh

Tương tự trái thị, chất tanin trong hồng giòn có thể cản trở cơ thể hấp thu sắt, kẽm, hạn chế sự vận chuyển axit folic đến thai nhi. Thai phụ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu ăn quá nhiều hồng giòn. Trong khi đó, thai nhi có thể đối mặt với các dị tật bẩm sinh do thiếu hụt axit folic. Để hạn chế rủi ro, thai phụ chỉ nên ăn 100-200 g hồng giòn mỗi ngày.