Thời điểm dịch bệnh phức tạp hiện nay ảnh hưởng đặc biệt đến trẻ nhỏ - nhóm đối tượng có sức đề kháng non yếu, bố mẹ nào cũng cần quan tâm đặc biệt đến những thay đổi trong sức khỏe của bé.

Các biểu hiện cúm mùa, cúm hô hấp có thể khá quen thuộc với bố mẹ, trong khi “cúm dạ dày” có một số biển hiện khá giống nhưng sự thật lại hoàn toàn khác nhau. Do đó, Similac sẽ giúp các mẹ tìm hiểu về cúm dạ dày để phòng ngừa và chăm sóc con tốt hơn.

hình ảnh

1. Các dấu hiệu nhận biết  

Cúm dạ dày không chỉ khiến bé cảm thấy khó chịu, tiêu chảy, nôn mửa, sốt,… Chúng còn là nguyên nhân gây mất nước hàng đầu rất nguy hiểm ở trẻ em. Vì thế, mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để có cách xử lý đúng đắn:

  • Dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh:

+ Sốt

+ Mệt mỏi bất thường

+ Không khóc

+ Miệng khô

+ Tã của trẻ khô, không ẩm (sau khi mang 3 tiếng trở lên)

  • Dấu hiệu mất nước ở trẻ nhỏ và người lớn:

+ Chóng mặt, đau đầu

+ Có dấu hiệu mệt mỏi

+ Khát nước, khô miệng

+ Trở nên cáu kỉnh

+ Nước tiểu sẫm màu

+ Da khô

+ Táo bón

hình ảnh

2. Bù nước đúng cách cho trẻ

Để khắc phục tình trạng mất nước, thay vì cho con uống những loại đồ uống có đường, với các bé trên 1 tuổi mẹ nên sử dụng Pedialyte®, thức uống cung cấp chất điện giải chứa natri, kali và một lượng nhỏ glucose giúp cơ thể bù nước nhanh chóng. Nếu bé không hợp tác, hãy thử đổi sang Pedialyte® Freezer Pop – cũng là một loại thức uống cung cấp chất điện giải nhưng có màu sắc và và hương vị hấp dẫn phù hợp với trẻ nhỏ hơn.

3. Chia nhỏ lượng nước uống

Trên lý thuyết, cách bù nước hiệu quả và nhanh chóng nhất cho cơ thể chính là uống thật nhiều nước.Tuy nhiên, uống quá nhiều nước một lúc có thể khiến trẻ bị nôn mửa vì cơ thể không hấp thu được hết. Vì thế, mẹ hãy chia nhỏ lượng nước, cứ khoảng 15 phút cho bé uống từng ngụm nước một lần. Khi cơ thể dung nạp tốt hơn, mẹ hãy từ từ tăng tổng lượng nước lên khoảng 900ml - 1,9L trong 24 giờ tiếp theo. Cách này không được áp dụng cho các bé dưới 1 tuổi nên mẹ có con sơ sinh tuyệt đối không làm theo.

4. Cho bé ăn khi thấy đói

Nếu không còn dấu hiệu nôn mửa, trẻ bị cúm dạ dày có thể ăn khi thấy đói. Đầu tiên, mẹ nên cho con ăn các món lỏng như canh, súp,… để kiểm tra độ dung nạp dưỡng chất trong cơ thể của con. Nếu thức ăn được tiêu hóa dễ dàng và bé không có dấu hiệu nôn mửa, mẹ có thể tiếp tục cho bé ăn một lượng nhỏ thực phẩm có vị nhạt như gạo trắng, bánh quy giòn và bánh mì nướng.

5.  Gặp bác sĩ kịp thời

Cúm dạ dày là căn bệnh gây ra bởi virus, không loại thuốc nào có thể chữa dứt điểm bệnh hoàn toàn nên mẹ có thể chăm sóc bé tai nhà. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng sau đây, hãy đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt:  

+Tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ

+Dấu hiệu mất nước

+Sốt cao

+Đau bụng nghiêm trọng

+Phân có máu hoặc nôn mửa ra máu

6. Chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp

Để đề phòng cúm dạ dày “ghé thăm” bất ngờ, mẹ hãy luôn chuẩn bị sẵn một vài chai dung dịch hoặc các loại bột bù chất điện giải như Pedialyte® trong tủ thuốc tại nhà. Một cây nhiệt kế hay thuốc giảm sốt cũng sẽ giúp mẹ xử lí tốt và nhanh chóng hơn khi phát hiện con bị cúm dạ dày đấy.

7. Chú ý các biện pháp phòng ngừa

Chìa khóa ngăn ngừa cúm dạ dày tốt nhất chính là cho bé rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng. Nếu phải ra ngoài, mẹ hãy trang bị cho bé một chai nước rửa tay khô bỏ túi. Bên cạnh đó, nếu gia đình có người đang bị cúm dạ dày, mẹ nên giặt sạch quần áo, khăn trải giường, khăn tắm bẩn và thường xuyên khử trùng những bề mặt dễ là “cầu nối” lây bệnh như tay nắm cửa, điện thoại và đồ chơi của bé nhé!

Mẹ cũng nên nhớ loại virus này thường lây lan qua thức ăn bẩn hoặc hư hỏng. Vì thế, hãy rửa các loại thực phẩm kỹ lưỡng trước khi cho con ăn và chủ động tăng cường miễn dịch cho con từ bên trong bằng những thực phẩm giàu dưỡng chất. Similac HMO tự hào là một trong những thương hiệu đầu tiên trên thế giới bổ sung thành công HMO – đại dưỡng chất nhiều thứ 3 có trong sữa mẹ giúp hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.