Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường gặp do trẻ bú không đúng cách, loạn khuẩn ruột, kém dung nạp dưỡng chất, nhiễm khuẩn ,….Tình trạng sôi bụng gây nên cảm giác khó chịu, bụng nhiều hơi, hay trung tiện. Cần hỗ trợ ngay tình trạng này cho bé như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

trẻ sơ sinh bị sôi bụng

1. Tình trạng sôi bụng của bé biểu hiện như thế nào?

Bé sơ sinh bị sôi bụng thường có các biểu hiện sau đây:

  • Trẻ thường xuyên bị nôn trớ, ọc sữa.
  • Bụng trẻ phát ra âm thanh ùng ục, ọc ọc.
  • Tiêu chảy, đi ngoài liên tục, đi ngoài có kèm theo bọt.
  • Trẻ đánh hơi nhiều.
  • Bụng chướng, đầy hơi, ợ nóng.
  • Quấy khóc vào ban đêm, bỏ bú.

2. Tại sao trẻ sơ sinh bị sôi bụng?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến như:

2.1 Nguyên nhân do loạn khuẩn đường ruột:

  • Trẻ sinh non có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, hại khuẩn dễ tấn công vào ruột.
  • Trẻ sinh mổ thiếu hụt nguồn khuẩn chí được truyền qua âm đạo của mẹ.
  • Trẻ dùng sữa công thức thiếu hụt lợi khuẩn có trong sữa mẹ.
  • Trẻ dùng kháng sinh liên tục, dài ngày.
  • Sữa công thức pha sai cách, quá đặc hoặc nhiệt độ chưa đủ chín.
  • Nguồn nước pha sữa không đảm bảo vệ sinh.
  • Đồ chơi, vật dụng của trẻ không được vệ sinh thường xuyên dễ nhiễm khuẩn.
  • Trẻ ăn dặm quá sớm.

» Xem thêm: Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân và giải pháp

2.2 Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng khó hấp thụ, chậm tiêu, không vệ sinh:

Do mẹ ăn phải các thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay các thức ăn lạ, đồ ăn quá nhiều đạm, dầu mỡ, cay nóng, khiến lượng sữa bị ảnh hưởng vì vậy trẻ bú mẹ dễ bị sôi bụng và đi ngoài.

Thời kỳ trẻ ăn dặm, cho trẻ ăn các thức ăn khó tiêu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ như: thực phẩm chứa nhiều đạm, hải sản, nhiều dầu mỡ, cay nóng, bắp cải,…gây chướng bụng, đầy hơi.

Nguyên nhân khác có thể đến từ việc trẻ không tiêu hóa được một số thành phần trong sữa như:

  • Đường lactose (trẻ bất dung nạp lactose),
  • Đạm (trẻ dị ứng đạm).
  • Chất béo (Trẻ đi phân mỡ, có nhiều nhầy).

» Xem thêm: Trẻ bất dung nạp lactose – 4 nguyên tắc vàng cho mẹ

2.3 Nguyên nhân do trẻ bú không đúng cách, nuốt nhiều hơi khi bú, bú quá nhanh

Đối với trẻ bú bình hoàn toàn hay bú bình kết hợp với bú mẹ, việc núm vú không vừa miệng trẻ, hoặc cho sữa chảy quá nhanh cũng khiến trẻ nuốt nhiều khí hơi. Khí vào trong dạ dày, ruột nhiều cũng tới tình trạng đầy bụng, sôi bụng.

2.4 Nguyên nhân do bệnh lý viêm nhiễm tiêu hóa

Trẻ bị viêm đại tràng có thể kèm theo triệu chứng sôi bụng với các dấu hiệu: đau âm ỉ vùng bụng dưới rốn, đau từng cơn,….

Ngoài ra, còn gặp ở trẻ có bệnh lý về dạ dày, rối loạn tiêu hóa, bệnh viêm ruột đặc biệt là bệnh Crohn,…

Xem thêm: 5 Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng và giải pháp (imiale.com)