MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VIÊM GAN B - KẺ THÙ NGUY HIỂM GÂY BÊNH UNG THƯ GAN Ở VIỆT NAM

Trong thực tế tại trung tâm ghép tạng, hàng ngày vẫn khám và điều trị phẫu thuật cho các bệnh nhân bị ung thư gan, thì phần lớp bệnh nhân đều có viêm gan B và thật không may là đa số người bệnh không biết mình bị viêm gan B, không khám sức khỏe định kỳ. Một số trường hợp đến viện thì khối u gan đã to, xâm lấn, di căn không còn chỉ định phẫu thuật. Vì thế việc khám phát hiện và điều trị bệnh lý viêm gan B có vai trò rất quan trọng. Và theo quan điểm chúng tôi thì nên khám sàng lọc viêm gan B thường quy cho mọi người dân Việt Nam. Bởi vì, 80% người mắc viêm gan mạn trên thế giới sống tại khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, trung bình cứ 8 người sẽ có 1 người mắc viêm gan B mạn và khoảng 40% trường hợp tử vong do ung thư gan có liên quan tới VGB.

VẬY LÀM SAO ĐỂ BIẾT MÌNH CÓ BỊ VIÊM GAN B HAY KHÔNG?

Trả lời: bạn chỉ cần làm xét nghiệm máu HbsAg. Nếu HbsAg (+) nghĩa là bạn bị viêm gan B, nếu HbsAg (-) có nghĩa là bạn không bị viêm gan B.

NẾU BẠN ĐÃ BỊ VIÊM GAN B THÌ CẦN PHẢI LÀM NHỮNG XÉT NGHIỆM GÌ?

Trả lời: Bạn cần phải làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán giai đoạn bệnh, mức độ phát triển của bệnh để theo dõi, tiên lượng cũng như chỉ định điều trị. Các xét nghiệm bao gồm:

- Xét nghiệm HBeAg

HBeAg dương tính là một chỉ tiêu chứng tỏ virus đang hoạt động.

HBeAg âm tính có 2 khả năng: virus không hoạt động hoặc virus đột biến

- Xét nghiệm Anti-HBe: kháng thể kháng HBeAg

Anti-HBe dương tính chứng tỏ bệnh nhân có miễn dịch một phần

Anti-HBe âm tính chứng tỏ cơ thể chưa có miễn dịch với VGB

Có 4 khả năng sau

 HBeAg (+) và Anti-HBe (-): Virus đang nhân bản, viêm gan tiến triển, lây lan mạnh.

HBeAg (-) và Anti-HBe (+): Virus ngừng nhân bản, có miễn dịch một phần, khả năng lây lan giảm. Cũng có thể là thể đột biến hoang dại.

 HBeAg (+) và Anti-HBe (+): KN và KT cân bằng hoặc do phức hợp miễn dịch, cần theo dõi thêm.

 HBeAg (-) và Anti-HBe (-): Biến thể Pre-C hoặc giai đoạn cửa sổ của quá trình chuyển đảo huyết thanh.

- Xét nghiệm Anti-HBc và anti-HBcIgM để xác định bệnh nhân viêm gan cấp hay mạn tính.

- Đo tải lượng virus HBV-DNA và xét nghiệm ALT (SGPT) để đánh giá xem người bệnh có phải điều trị bằng thuốc kháng virus hay không

- Siêu âm ổ bụng và xét nghiệm chất chỉ điểm khối u AFP: 6 tháng/ lần để sàng lọc ung thư gan

NHỮNG AI CẦN ĐƯỢC TIÊM PHÒNG VIÊM GAN B?

Trả lời:

- Tất cả trẻ sơ sinh: Tiêm mũi đầu trong 24 giờ sau khi sinh và 3 mũi tiếp theo vào 2, 3 và 4 tháng tuổi.

- Người lớn và trẻ em chưa mắc bệnh và chưa được tiêm phòng: Tiêm 3 mũi vào các tháng 0, 1 và 6. Hoặc tiêm 4 mũi: 3 mũi liên tiếp cách nhau 1 tháng và mũi thứ 4 nhắc lại sau 1 năm.

- Những người có nguy cơ mắc viêm gan B cao khác cần được ưu tiên tiêm phòng bao gồm:

 Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng

 Cán bộ y tế

 Thành viên gia đình người mắc viêm gan B

Người tiêm chích ma túy

 Nam có quan hệ tình dục đồng giới

 Người nhiễm HIV

 Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

 Người có nhiều bạn tình

Bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối hoặc bệnh gan mãn tính không liên quan đến viêm gan B

- Nếu bạn đã tiêm phòng VGB thì sau mỗi 5 năm nên xét nghiêm HBsAb, nếu HbsAb

DƯỚI ĐÂY LÀ SƠ ĐỒ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B

hình ảnh