Táo bón đặc trưng bởi giảm tần suất đại tiện, khó đi đại tiện, thường kèm theo đau bụng, khi bài xuất phân cho phân cứng và/hoặc lớn, có thể gây đau rát ở vùng hậu môn. Bài viết này sẽ cung cấp những dấu hiệu của táo bón từ đó lựa chọn cho mình những giải pháp thay đổi lối sống sinh hoạt kết hợp với dùng thuốc trị táo bón được phân tích chi tiết dưới đây.

1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng táo bón

táo bón

Táo bón và một trong những chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc bệnh lý táo bón:

Nguyên nhân thực thể

Do sự tổn thương cấu trúc các bộ phận ở hệ tiêu hóa hoặc ngoài hệ tiêu hóa: như sự tổn thương của đại tràng, trực tràng, hậu môn, bệnh lý thần kinh cơ, thoát địa vị cột sống, bại não, nhược cơ, hội chứng giãn tắc ruột, do thuốc,…

Nguyên nhân chức năng (chiếm hơn 90% nguyên nhân gây táo bón) 

  •  Áp lực, căng thẳng
  •  Nhịn đại tiện
  • Hạn chế vận động, lười di chuyển, tập thể dục, ngồi nhiều
  • Yếu tố dinh dưỡng: bổ sung đầy đủ chất xơ và thức ăn lỏng không đủ theo nhu cầu

>>Xem thêm: 7 nguyên nhân gây táo bón hàng đầu ở trẻ 

Dấu hiệu để nhận biết tình trạng táo bón (có trên 2 dấu hiệu)

Dấu hiệu 1: Giảm tần suất đi đại tiện so với bình thường

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

biểu hiện của giãn ruột

Tùy thuộc vào lượng sữa và thức ăn nạp vào cơ thể trẻ mà tần suất đi đại tiện mỗi trẻ ở mỗi lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên với trẻ táo bón sẽ có tần suất đi đại tiện

  • Trẻ sơ sinh (1-3 tháng tuổi): 2-3 ngày/ đại tiện
  • Trẻ bú mẹ:
  • Trẻ lớn

Đối với người lớn

Tần suất đại tiện

Dấu hiệu 2: Gắng sức khi đại tiện

Mất thời gian lâu và gắng sức để tống phân ra khỏi cơ thể; phân khô, cứng, vón cục: Phân níu giữ lâu ở đại tràng, nước ở phân bị cơ thể hấp thu trở lại làm phân mất nước, trở nên khô cứng, vón cục lại. Nín đi đại tiện nhiều lần làm phân tích tụ dần, bóng trực tràng phình to ra, khi đại tiện cần phải gắng sức, cần nhiều thời gian mới có thể tống phân ra khỏi cơ thể.

Dấu hiệu 3: Hiện tượng són phân

Hiện tượng són phân: Bệnh nhân có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không thể tống phân ra ngoài hoặc ra rất ít phân.

Dấu hiệu 4: Cảm giác căng, chướng bụng

Cảm giác căng, chướng bụng: Phân bị tích tụ lâu này ở đại tràng, chất thải tồn đọng tại đó chưa được đào thải ra ngoài bị lên men sản sinh khí gây cảm giác nê, bụng căng trướng, sờ thấy cứng và gõ vào nghe tiếng rỗng.

đầy hơi chướng bụng

Dấu hiệu 5: Phân mùi thối

Phân mùi thối: chính sự tích tụ phân lâu ngày ở đại tràng tạo điều kiện thuận lợi làm men vi sinh hoạt động mạnh mẽ, gây mùi khó chịu khi chúng được tống ra ngoài.

Dấu hiệu 6: Đau, nứt hậu môn

Đau, nứt hậu môn: sự vón cục của phân ở đại tràng sau nhiều ngày tích tụ không được bài xuất, tạo ra khối lượng phân cứng và khô, khi gắng sức để tống được phân ra khỏi cơ thể, chúng cọ xát mạnh vào niêm mạc hậu môn, làm tổn thương vùng niêm mạc hậu môn, gây đau rát và nứt vùng hậu môn.

Dấu hiệu 7: Phân dính máu

Phân dính máu: vùng hậu môn bị nứt làm phân khi được tống ra khỏi cơ thể kèm theo lớp máu bám dính quanh phân, hoặc dễ dàng nhận thấy khi dùng giấy vệ sinh, sẽ thấy máu bám dính ít trên giấy vệ sinh.

Xem thêm: Thuốc trị táo bón & Phương pháp xử trí (imiale.com)