Chào cả nhà, dạo này mình đi đâu cũng nghe đến 2 chữ TIỂU ĐƯỜNG, đi làm ở cơ quan, vào bệnh viện, tám với hàng xóm, vân vân và v.v… Đúng là căn bệnh này thời gian gần đây không còn là “chuyện của riêng ai” nữa. Theo mình biết ước tính năm 2010 trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường và con số này sẽ tăng chóng mặt theo thời gian. Do tính chất công việc nên mình cũng có chút ít kiến thức về một số căn bệnh gọi chính xác là “mãn tính không lây nhiễm” trong đó có bệnh TIỂU ĐƯỜNG. Mình sẽ chia sẻ ở đây và mong muốn nhận được các thắc mắc cũng như giao lưu với tất cả mọi người.


I. Khái quát


II. Thống kê


III. Triệu chứng


IV. Nguyên nhân


V. Phân loại


1. Loại 1


2. Loại 2


3. Tiểu đường do thai nghén


VI. Biến chứng


1. Thần kinh


2. Thận


3. Mắt


4. Mạch máu và tim


5. Nhiễm trùng


VII. Điều trị


1. Chủ động


2. Bị động



BỆNH TIỂU ĐƯỜNG



I. Khái niệm


Bệnh tiểu đường(TĐ) (Diabetes mellitus, thường nói tắt là diabetes) là do lượng đường (nói chính xác là đường glucose) trong máu quá cao.


II. Thống kê


Ở Anh khoảng 1,6 triệu người bị TĐ. Tại Hoa Kỳ, số người bị TĐ tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh, người tuổi trên 65 bị TĐ gấp 2 lần người tuổi 45-54. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thông dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh TĐ ở lứa tuổi 30-64 là 2,7%. Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên, năm 2010 trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường, năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.


Nguồn: 1. Diabetes Blue Circle Symbol “International Diabetes Federation (17 March 2006)


2. Diabetes overview WWW.netdoctor.co.uk


3. Diabetes in the USA medicalnewstoday.com


4. 70% bệnh nhân tiểu đường không được điều trị “vietnamnet.vn”


III. Triệu chứng


• Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều,sụt cân nhanh là triệu chứng thường thấy ở cả hai loại.


• Lượng nước tiểu từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.



• Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của TĐ ở trẻ nhỏ.



• Với bệnh nhân TĐ loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chuẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chuẩn đoán được ở giai đoạn này)


IV. Nguyên nhân


Trong cơ thể con người có một bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất INSULIN để điều tiết lượng đường trong máu đó là TỤY TẠNG.


Nhờ có INSULIN, mà đường được đưa đến các tế bào để sinh năng lượng (cho cơ thể hoạt động cũng như xe máy cần xăng vậy). Nếu INSULIN tiết ra không đủ, hay tế bào tiếp nhận INSULIN không đủ thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao mà phát sinh ra bệnh TĐ.


V. Phân loại



1. Loại 1



Do TỤY TẠNG không tiết ra INSULIN nên lượng đường không đến được các tế bào . Vì vậy, gây ra hiện tượng lượng đường trong máu tăng cao.


Ta có thể hình dung INSULIN có nhiệm vụ " mở cổng tế bào" đưa đường vào tế bào, giúp tế bào có năng lượng để hoạt động. Nếu không có INSULIN coi như cánh cửa bị đóng lại các tế bào không thể tiếp nhận đường từ máu, gây ra hiện tượng lượng đường trong máu cao.


2. Loại 2


TỤY TẠNG vẫn tổng hợp và tiết ra INSULIN nhưng các tế bào lại kháng INSULIN không cho INSULIN thực hiện nhiệm vụ “mở cổng tế bào”. Vì vậy mà tế bào không tiếp nhận và hấp thu đường trong máu, gây ra hiện tượng đường trong máu cao.


3. Loại 3


Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén, phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ. Khoảng 2-5% tổng số thai phụ bị tiểu đường trước khi sinh. Sau khi sinh, bệnh tiểu đường sẽ được khắc phục hoặc thuyên giảm. Tuy nhiên, vẫn còn từ 20-50% số thai phụ sau khi sinh vẫn còn bị tiểu đường và phát triển thành loại 2.


VI. Biến chứng của bệnh tiểu đường


TĐ là một trong những bệnh lý hiện nay khá phổ biến và có tốc độ gia tăng nhanh nhất. Đây là bệnh mãn tính nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm làm giảm chất lượng cuộc sống và đe dọa tính mạng người bệnh. Hậu quả của những biến chứng này có thể gây tàn phế và tử vong cho những bệnh nhân mắc phải.


1. Thần kinh



Do lượng đường trong máu quá cao, làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Bệnh nhân có thể bị tổn thương thần kinh ngoại vi, làm thay đổi cảm giác, giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân gây loét nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.


Loét nặng ở bàn chân bênh nhân bị tiểu đường.



2. Thận


Do hàm lượng trong máu luôn cao gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn nữa có thể dẫn đến suy thận không thể hồi phục.


Mô hình mô tả bệnh nhân tiểu đường bị suy thận



3. Mắt


Những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt gây ra tổn thương dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp gây mù lòa. Thật ra TĐ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù mắt cho người trưởng thành từ 20-70 tuổi.


Mắt người bệnh tiểu đường bị tổn thương nặng nề


4. Mạch máu và tim


Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân TĐ là cực kỳ nguy hiểm và tất thường gặp. Bệnh nhân rất dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. Các số liệu thống kê cho thấy 65% tỷ lệ tử vong ở bệnh TĐ là do tai biến mạch máu.


Bệnh nhân tiểu đường bị nhồi máu cơ tim


5. Nhiễm trùng


Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi(nứu), nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…


Bệnh nhân bị nhiễm nặng vùng da ở bàn tay


VII. Điều trị


1. Bị động



Uống hoặc chích thuốc giảm đường huyết khi cần thiết, bổ sung trực tiếp INSULIN vào máu.


* Nhận xét:


Đây là cách làm phổ biến hiện nay của y học. Tuy nhiên gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu đã diễn ra một cách nghiêm túc để đánh giá lại những phương pháp này.


Theo đó, các giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ hàng đầu đã chứng tỏ nhiều luận điểm cho rằng phương pháp này có hại nhiều hơn có lợi. Bằng chứng là tuỳ theo bệnh nặng hay nhẹ, giai đoạn nào mà người bệnh phải tiêm insulin thường xuyên từng ngày hay từng tuần từng tháng, dẫn đến cuộc sống của những người này bị phụ thuộc vào những liều insulin này.


Các bạn cứ thử tưởng tượng một người 30t bị tiểu đường sống đến 60-70t và phải tiêm insulin hàng ngày trong vòng hơn 30 năm thì chi phí là bao nhiêu? Khổ sở như thế nào? Nhưng đó mới chỉ là tác hại nhỏ. Cái chính là khi con người dùng insulin bên ngoài bổ trợ thường xuyên sẽ làm tuyến TUỴ của họ bị thoái hoá chức năng tiết ra isulin của nó và không thể phục hồi. Nếu nói đó là chữa bệnh thì chắc chắn không phải!Chữa bệnh nghĩa là làm căn bệnh đó hết đi, chứ không phải xoa xoa các triệu chứng cho nó không xuất hiện trong thời gian ngắn.


Do đó thiết nghĩ chúng ta phải sử dụng một giải pháp khác, tốt hơn và triệt để hơn.


2. Chủ động



Tại sao nói là chủ động?


Theo nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học, việc tiết ra insulin kém đi của tuyến tuỵ là do cơ thể người thiếu 2 vi chất chủ yếu: Chrome và Vanadium.


Có nghĩa là nếu được bổ sung đầy đủ 2 vi chất này, người chưa bị hoặc có nguy cơ bị tiểu đường có thể phòng tránh nó dễ dàng, và người đã bị tiểu đường rồi thì tự tuyến tuỵ của họ sẽ tự tổng hợp Chrome và Vanidium để điều tiết insulin mà không cần bổ sung trực tiếp từ bên ngoài.


Theo Bác sĩ Melvyn R. Werbach – Đại học Y Khoa California, một số Vitamin và khoáng chất đóng vai trò đặc biệt trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Việc dùng các thực phẩm có chứa các khoáng chất như: MANGAN,KẼM, VITAMIN B12,C,D,E và chủ yếu là CHROME và VANADIUM, 2 chất chủ yếu giúp TỤY TẠNG tổng hợp tạo ra INSULIN (loại 1) sẽ giúp TUỴ TẠNG phục hồi lại khả năng vốn có của nó. Ngoài ra các vitamin và khoáng chất này sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tái tạo trẻ hóa tế bào giúp tế bào khỏe mạnh và không kháng lại INSULIN nữa, cho phép đưa đường từ máu vào tế bào (loại 2).


Những vi chất này có sẵn trong các thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày (ví dụ:…), vì mình cũng có chút kiến thức về dinh dưỡng nên nắm cái này khá rõ. Tuy nhiên những vi đa chất này rất dễ bị phân huỷ trong quá trình chế biến thức ăn, hơn nữa nếu bổ sung không đúng liều lượng có thể dẫn đến không giúp gì được cho bệnh trạng của bạn mà còn làm nó xấu đi nữa.


Ngoài ra tùy theo trường hợp và mức độ nặng nhẹ mà bệnh nhân bị tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng và rèn luyện cơ thể một cách hợp lý. Trong phạm vi của


bài viết này và khả năng của mình, mình chỉ chia sẻ sơ bộ về TIỂU ĐƯỜNG mà thôi. Mình mong là những kiến thức mà mình đã chia sẻ, sẽ giúp cho cả nhà hiểu rõ về nguyên nhân và cách điều trị bệnh TIỂU ĐƯỜNG một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.


Nếu còn khúc mắc các bạn có thể liên lạc trực tiếp với mình, mình sẵn sàng chia sẻ thêm nhé!