Thái hóa khớp là bệnh mà hầu hết ai cũng gặp phải nhất là khi càng lớn tuổi. Bệnh này chiếm tỉ lệ cao về các bệnh xương khớp . Vậy thoái hóa khớp là gì, nguyên nhân cách phòng ngừa ra sao. Mời các bạn tham khảo thông tin dưới đây

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời khiến người bệnh có thể tàn phế vĩnh viễn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh thoái hóa khớp và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Vị trí thoái hóa khớp

Viêm khớp thoái hóa có thể ảnh hưởng đến mọi khớp trên cơ thể. Một số khớp chịu nhiều ảnh hưởng như đầu gối, cột sống, háng, ngón tay, cổ chân… Thông thường, bạn sẽ chỉ gặp các triệu chứng ở 1 khớp hoặc một vài khớp cùng một lúc.

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng thường gặp nhất, xảy ra khi lớp sụn bao bọc khớp gối bị hao mòn, rách hoặc tiêu biến. Phần xương khớp gối sẽ chà xát lên nhau gây đau đớn, viêm sưng hạn chế trong di chuyển. Trong nhiều trường hợp, viêm khớp do thoái hóa thúc đẩy các gai xương trên khớp gối hình thành dẫn đến bệnh gai khớp gối và làm trầm trọng hơn.

Thoái hóa khớp háng

Những bệnh nhân gặp tình trạng khớp háng bị thoái hóa thường sẽ đi lại khó khăn. Giai đoạn đầu cơn đau xuất hiện ở các vị trí , bao gồm háng, đùi, mông hoặc đầu gối. Cơn đau có thể nhói và buốt hoặc có thể đau âm ỉ và phần hông thường cứng

thoai-hoa-khop

Thoái hóa khớp cùng chậu

Các triệu chứng dễ gặp nhất  là đau thắt lưng, hông, tê bì chân khi ngồi lâu một tư thế. Viêm thoái hóa khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp, sưng đau ở khớp nối xương cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh trên. Người bệnh có thể bị ở 1 khớp hoặc cả 2 khớp cùng chậu.

Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay

Thoái hóa các khớp ở bàn tay, cổ tay thường gặp ở người lớn tuổi. Lượng máu được cung cấp để nuôi dưỡng vùng khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay bị suy giảm. Khi đó gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở các sụn, giảm sức chịu lực trước tác động liên tục và hàng ngày lên khớp.

Thoái hóa khớp cổ chân 

Viêm khớp thoái hóa cổ chân thường hay thường gặp ở người 40 tuổi trở lên. Công việc sử dụng nhiều đến cổ chân như vận động viên, cầu thủ bóng đá… Bệnh tiến triển chậm, với các triệu chứng ban đầu mơ hồ, khó nhận biết. Ở giai đoạn nặng, người bệnh thấy đau vùng khớp cổ chân, cảm giác nặng nề và kém linh hoạt. Cơn đau nhói đến khi người bệnh gắng sức hoặc tác động trực tiếp vào vùng khớp bị tổn thương.

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau cổ hoặc thắt lưng. Các gai xương hình thành dọc theo cột sống khớp (gai cột sống) có thể kích thích các dây thần kinh cột sống, gây đau dữ dội, tê và ngứa ran ở các bộ phận bị ảnh hưởng của cơ thể.

Biểu hiện của thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thường trải qua gồm 4 giai đoạn phát triển bệnh:

giai -đoạn-thoai-hoa-khop

 Giai đoạn 1 Biểu hiện không rõ ràng

Thoái hóa khớp thường bắt đầu ở đầu gối, sụn khớp có thể bị ảnh hưởng nhẹ. Giai đoạn này, người bị thoái hóa khớp gối thường không cảm thấy đau nhức, triệu chứng chưa rõ ràng. Bệnh nhân vẫn đi lại bình thường được. Trường hợp đứng lên ngồi xuống liên tục thì mới cảm thấy khớp gối hơi đau. Nếu chụp X-quang thì vẫn chưa phát hiện ra sự bất thường ở khớp.

 Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ

Đến giai đoạn 2, người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng đau của thoái hóa khớp. Giai đoạn này, bệnh chỉ mới tiến triển ở mức độ nhẹ, lớp sụn khớp chưa bị tổn thương nhiều. Bao hoạt dịch hoạt động tốt vẫn cung cấp đủ dịch khớp để nuôi dưỡng  sụn, bôi trơn ở khớp. Vì vậy, hoạt động của khớp vẫn bình thường.

Tuy nhiên, với những người bị thoái hóa khớp ở giai đoạn này sẽ hình thành các gai xương nhỏ nên khi vận động các gai xương này sẽ chạm vào các mô trong khớp nên cảm nhận đau mỏi khi vận động nhiều. Người bệnh có cảm nhận  khớp xương của mình bị cứng, đau nhức khi trời lạnh hoặc khi ngủ dậy. Khi chụp X-quang khớp đầu gối sẽ thấy sụn khớp  hao mòn đi, gai xương và khe khớp hẹp đi.

 Giai đoạn 3: Tổn thương rõ nét

Giai đoạn này, những tổn thương của sụn khớp đã bắt đầu phát triển, hình ảnh X-quang sẽ cho thấy khe khớp hẹp rõ, có nhiều gai xương kích thước vừa, lớp sụn khớp bị bào mòn nhiều, xương dưới sụn thậm chí bị biến dạng bề mặt khớp. Người bệnh  cảm thấy đau và khó chịu khi  đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang… Thoái hóa khớp phát triển, sụn khớp bị bào mòn và vỡ ra, xương sẽ dày lên ra bên ngoài, thành cục. Các mô khớp  bị viêm và tiết ra chất lỏng hoạt dịch, gây sưng, gọi là viêm bao hoạt dịch.

Giai đoạn 4: Biểu hiện nặng

Đây là giai đoạn bệnh nhân viêm khớp ở giai đoạn nặng và nghiêm trọng nhất. Các triệu chứng bệnh xuất hiện rõ ràng. Hình ảnh X-quang cho thấy khe khớp hẹp nhiều, gai xương kích thước lớn. Khi đó các đầu xương khớp bị bào mòn hoàn toàn hoặc chỉ còn lại rất ít, chất nhầy xung quanh khớp bị giảm dần. Người bệnh bị cứng khớp, viêm, đau nhức, di chuyển khó khăn.

Nguyên nhân khiến các khớp bị thoái hóa

 Nguyên nhân chủ quan

Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổi. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác. Điều này là hàm lượng và chất lượng Protein trong sụn giảm làm việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa. Vận động trong thời gian dài khiến phần sụn này bị tổn thương, gây nên tình trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữ khớp gây nên đau và thoái hóa.

nguyen-nhan-thoai-hoa-khop-goi

Nguyên nhân khách quan

Béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống. Vì vậy việc duy trì chỉ số cơ thể hoặc giảm cân để về trọng lượng lý tưởng giúp ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa cũng như làm giảm tốc độ tiến triển khi bệnh bắt đầu hình thành.

Chấn thương: Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm khớp thoái hóa.

Làm việc nặng: Những người thường xuyên làm việc nặng nhọc về tay chân như bốc vác, làm việc thủ công đòi có nguy cơ phát triển thoái hóa khớp cổ tay, cổ chân cao hơn.

Mắc bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển bệnh.

Thoái hóa khớp  được điều trị kịp thời sẽ làm hạn chế khả năng viêm nhiễm, tàn phế hoặc gãy khớp. Do đó, bệnh nhân có dấu hiệu thoái hóa khớp nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời.

 Triệu chứng thoái hóa khớp

Đau nhức

Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị đau trong hoặc sau khi vận động. Các cơn đau thường âm ỉ và biến mất khi người bệnh không hoạt động. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau tăng nặng về mức độ và kéo dài hơn. Khi đó sẽ gây cho người bệnh nhiều đau đớn và phiền toái hơn.

Cứng khớp

Triệu chứng này thường đi kèm với những cơn đau và được thấy dễ dàng nhất sau khi bệnh nhân thức dậy, hoặc sau một thời gian không vận động, di chuyển.

Xuất hiện tiếng khớp kêu khi di chuyển

Người bệnh có thể cảm thấy một cảm giác nóng ran khi sử dụng khớp. Có thể nghe thấy tiếng lộp cộp hoặc lách cách khi cử động.

Teo cơ, sưng tấy

Thoái hóa khớp kéo dài thường dẫn đến tình trạng sưng tấy .khi đó sẽ làm biến dạng các khớp và vùng cơ xung quanh khớp. Nếu không vận động trong thời gian dài sẽ gây teo cơ, đầu gối bị lệch khỏi trục,…

Điều trị viêm khớp thoái hóa

Không có cách chữa trị cho bệnh viêm xương khớp, nhưng tình trạng không nhất thiết trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Có một số phương pháp điều trị để giúp giảm các triệu chứng đau khớp do thoái hóa.

Tập thể dục

Đây là phương pháp điều trị quan trọng nhất dành cho những người bị viêm khớp thoái hóa. Các bài tập được khuyến nghị bao gồm kết hợp các hoạt động giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện thể lực.

Nhiều người suy nghĩ việc tập thể dục sẽ khiến những cơn đau do bệnh tăng nặng, tăng nguy cơ cứng khớp.Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên giúp bạn vận động, xây dựng cơ bắp và tăng cường sức mạnh cho các khớp thường giúp cải thiện các triệu chứng. Rèn luyện thể lực cũng là trợ thủ đắc lực cho việc giảm cân, điều chỉnh lại tư thế, giảm căng thẳng và đặc biệt cải thiện hiệu quả các triệu chứng.

 Giảm cân

Thừa cân hoặc béo phì làm cho tình trạng viêm xương khớp trở nên tồi tệ hơn. Để biết bạn có thừa cân hay béo phì, bạn sử dụng các công cụ tính trọng lượng phù hợp .

Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng giảm cân bằng việc tham gia các hoạt động thể chất và có chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

hình ảnh hình ảnh hình ảnhhình ảnh

Thuốc giảm đau

Một số thuốc giảm đau được bác sĩ khuyến nghị trong điều trị để cải thiện các triệu chứng. Loại thuốc giảm đau sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và các tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe khác mà bạn gặp phải. 

Một số người bị thoái hóa khớp được khuyến nghị tiêm steroid khi các phương pháp điều trị khác không có kết quả khả quan.Thuốc tiêm sẽ được thực hiện trực tiếp vào khu vực bị ảnh hưởng. Bạn có thể được gây tê cục bộ trước để làm tê và giảm đau. Thuốc tiêm steroid có tác dụng nhanh chóng và có thể giảm đau trong vài tuần hoặc vài tháng.

Phẫu thuật

Trong những trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng như biến dạng khớp, khớp cứng không cử động được, thoái hóa khớp kèm viêm bao hoạt dịch… không thể can thiệp bằng biện pháp thông thường, người bệnh sẽ được tư vấn phẫu thuật như: điều trị dưới nội soi khớp (cắt lọc, bào, rửa khớp), khoang kích thích tạo xương (microfracture), cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp.

Các phương pháp điều trị khác

Thuốc bổ sung Glucosamine và Chondroitin: Nhóm thuốc bổ sung có thể được sử dụng nhằm tái tạo mô sụn bị bào mòn và làm chậm quá trình thoái hóa.

>>Xem thêm 1 số thuốc hỗ trợ xương khớp

Châm cứu: Châm cứu là phương pháp điều trị có nguồn gốc từ Đông y. Phương pháp này sử dụng kim châm nhằm đả thông kinh mạch, giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm sưng đau ở khớp.

Thảo dược: Ngoài việc dùng thuốc giảm đau, bạn cũng có thể thay thế bằng cách sử dụng các loại thảo dược có tác dụng chống viêm như phòng phong, cam thảo, sinh khương,…

Ngoài các bài thuốc, có thể kết hợp châm cứu, bấm huyệt, điện phân . Người bệnh phải chọn nơi uy tín, đủ điều kiện và chuyên môn, tránh hàng giả hàng nhái. Chọn nơi  rõ nguồn gốc để không ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Chế độ ăn khi bị thoái hóa khớp

Chế độ sinh hoạt, chế độ ăn hợp lý sẽ hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp tốt hơn. Nên cố gắng bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E, C, D, và K. Các thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp và tránh các thực phẩm làm gia tăng mức độ viêm.

Thực phẩm nên ăn

Hạt hạnh nhân chứa nhiều vitamin E, cá hồi giàu vitamin D, trái cam nhiều vitamin C, rau bina chứa nhiều vitamin K. Nên hạn chế và tránh thức ăn chứa nhiều đường và carbohydrate, thực phẩm chiên, đóng hộp. Hạn chế tối đa thuốc lá và rượu vì chúng làm gia tăng các phản ứng viêm của cơ thể.

Xem thêm

Top 5 loại viên uống hỗ trợ giảm đau xương khớp tốt nhất hiện nay