Nguyên nhân Đau Lưng?

  • Căng cơ hoặc giãn dây chằng: Việc thay đổi chuyển động đột ngột có thể làm căng cơ lưng và giãn dây chằng cột sống.
  • Đĩa đệm bị tổn thương (rạn nứt hoặc vỡ): Tổn thương này khiến nhân nhầy bên trong đĩa đệm tràn ra và đè lên dây thần kinh gây đau.
  • Thoái hóa cột sống: Đây là lý do khiến bạn phải gánh chịu những cơn đau lưng dữ dội và dai dẳng.
  • Bệnh loãng xương: Mật độ xương suy giảm do loãng xương khiến các đốt sống xốp, giòn và yếu đi. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy lưng.

Ai Có Thể Bị Đau Lưng?


Bất kỳ ai cũng có thể bị đau lưng đặc biệt dễ bị đau lưng hơn vì:

  • Tuổi tác: Đau lưng phổ biến hơn khi bạn già đi.
  • Mức độ tập thể dục: Cơ lưng và cơ bụng yếu có thể dẫn đến đau lưng, hay cũng có thể bị đau lưng nếu tập thể dục quá sức.
  • Béo phì: Điều này có thể tạo áp lực cho lưng và dẫn đến bị đau.
  • Tiền sử gia đình: Gen có thể là nguyên nhân gây đau lưng.
  • Một số công việc: Công việc đòi hỏi phải nâng, đẩy, kéo trong khi vặn cột sống có thể dễ bị đau lưng hơn.

Khi Nào Nên Thăm Khám?


Đau lưng nên thăm khám với bác sĩ nếu cơn đau của bạn không đỡ hoặc nếu cơn đau lưng của bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Ngứa ran hoặc tê.
  • Đau nghiêm trọng mà không đỡ hơn khi điều trị.
  • Đau lưng sau khi ngã hoặc chấn thương.
  • Đau lưng đi kèm với khó tiểu; yếu, đau hoặc tê ở chân; sốt.

Điều Trị Đau Lưng?


Bạn có thể thực hiện những điều sau đây để giúp kiểm soát đau lưng:

  • Chườm lạnh để giảm đau và chườm nóng để tăng lưu lượng máu và giúp chữa lành cơn đau.
  • Hạn chế các hoạt động, không nằm cả ngày. Từ từ tăng hoạt động trong khả năng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau cho những cơn đau dữ dội.
  • Tiến hành vật lý trị liệu để giúp tăng cường các cơ bắp và cải thiện tư thế gây đau. 
  • Xoa bóp và điều chỉnh cột sống và cơ bắp do nhà trị liệu chuyên nghiệp thực hiện.
  • Châm cứu, là một phương pháp được khuyến cáo sử dụng để giúp giảm đau.

Cách Giữ Cho Lưng Khỏe Mạnh

  • Từ từ thêm lại các bài tập phù hợp nhất vào thói quen hàng ngày.
  • Đi giày thoải mái có gót thấp.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế khi lái xe hoặc ngồi lâu.
  • Hạn chế mang vác nặng. 
  • Cố gắng ngủ nghiêng với một gối nhỏ giữa hai đầu gối, ngủ nằm ngửa với một chiếc gối dưới đầu gối. Tránh ngủ nằm sấp.

Có thể phẫu thuật tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau và bệnh sử.


Ths. Trần Thanh Liêm