PHÂN BIỆT U PHỔI LÀNH TÍNH VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 

Nghe đến “u phổi”, nhiều người liên tưởng ngay tới ung thư phổi – căn bệnh gây tử vong thứ hai trên thế giới chỉ sau bệnh tim mạch. Nhưng so với u ác tính, các khối u phổi lành tính nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, có thể nâng cao chất lượng sống. 

Phân biệt u lành tính và ác tính ở phổi: 

  • Tốc độ phát triển: Các khối u ác tính có tốc độ phát triển rất nhanh, với thời gian nhân đôi trung bình là 4 tháng. Trong khi đó, khối u lành ở phổi thường phát triển chậm, có trường hợp còn nhỏ lại. 
  • Khả năng tái phát: Cả khối u lành tính và ác tính đều có khả năng tái phát sau khi được cắt bỏ. Thế nhưng, khối u lành luôn tái phát tại vị trí cũ, còn u ác có thể phát triển ở các vị trí xung quanh.
  • Sự xâm lấn: Khác với khối u ác tính, khối u lành tính không chèn ép lên các bộ phận xung quanh.
  • Nguy cơ đe dọa sức khỏe: Trong khi căn bệnh ung thư phổi là mối đe dọa lớn đến tính mạng người bệnh, thì hầu hết các khối u lành ở phổi có thể được kiểm soát. Chúng chỉ gây nguy hiểm nếu hiện diện gần các mạch máu lớn trong ngực (chẳng hạn như động mạch chủ).
  • Tuổi khởi phát: Người lớn tuổi sẽ có tỷ lệ xuất hiện u ác tính cao hơn (mặc dù ung thư ở phổi có chiều hướng gia tăng ở phụ nữ trẻ chưa bao giờ hút thuốc). Ngược lại, u lành có thể gặp bất kỳ lứa tuổi nào.

Dấu hiệu u phổi lành tính thường gặp: 

Các khối u phổi tính lành thường không gây ra triệu chứng rõ rệt. Điều này lý giải tại sao chúng chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi chụp X-quang phổi hoặc chụp CT. Trong một số trường hợp, bệnh nhân u phổi có thể có các biểu hiện như:

  • Thở khò khè
  • Ho kéo dài, ho ra máu
  • Khó thở
  • Khàn tiếng
  • Sốt, nhất là khi kèm theo viêm phổi
  • Sụt cân, mệt mỏi

Khi đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng can thiệp đúng cách.

Phương pháp điều trị khối u lành tính ở phổi: 

Với các trường hợp khối u được chẩn đoán lành tính, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc để thu nhỏ kích cỡ khối u hoặc kìm hãm sự phát triển của nó. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đề nghị bạn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) nhằm theo dõi bất kỳ thay đổi nào về kích thước hoặc hình dạng của khối u.

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật/mổ để loại bỏ khối u nếu:

  • Bạn là người hút thuốc lá hoặc có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao;
  • Bạn bị khó thở hoặc gặp phải các triệu chứng đường hô hấp khó chịu khác;
  • Các xét nghiệm cho thấy khối u có khả năng tiến triển thành ung thư;
  • Nốt phổi hoặc khối u phổi tiếp tục phát triển mà không có dấu hiệu ngừng lại.

Phương pháp phẫu thuật như thế nào tùy thuộc vào vị trí và loại khối u. Bác sĩ có thể loại bỏ một phần nhỏ của khối u, một hoặc nhiều phần của một thùy, một hoặc nhiều thùy của phổi hoặc toàn bộ lá phổi. Trong mọi trường hợp, bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ càng ít mô càng tốt.

Phòng bệnh ngay khi cơ thể vẫn khỏe mạnh bằng cách sử dụng trà hòa tan Xạ đen mỗi ngày. Điều chế hoàn toàn tự nhiên từ cao xạ kết hợp đan sâm và cà gai leo giúp tiêu trừ độc tố trong cơ thể. Những người mắc u bướu, ung thư sử dụng giúp tiêu diệt tế bào ung bướu. Sử dụng theo chỉ định để có kết quả tốt nhất.