Các vấn đề bất thường về tiểu tiện đang là một vấn đề rất phổ biến hiện nay, gây nhiều phiền phức cho người mắc. Tuy nhiên nhiều người thường bỏ qua các biểu hiện sớm của bệnh, đến khi phát hiện bệnh đã diễn biến nặng hơn. Do đó bài viết này sẽ cung cấp cho bạn biết nước tiểu là gì hiểu rõ về cơ chế đi tiểu và các vấn đề thường gặp giúp bạn có thể phát hiện sớm các bất thường về rối loạn tiểu tiện.

Nước tiểu là gì?

tieu1

Nước tiểu là một chất lỏng vô trùng do thận tiết ra thông qua quá trình lọc máu lọc bỏ các chất có độc hại, chất không cần thiết ra khỏi cơ thể. Khi nước tiểu hình thành ở thận được dẫn qua niệu quản đến lưu trữ tại bàng quang, khi ta đi tiểu nước tiểu bàng quang sẽ có bóp đẩy nước tiểu từ bàng quang qua niệu đạo và ra ngoài.

Như thế nào là nước tiểu bình thường?

Nước tiểu là dịch được tạo ra qua quá trình lọc máu của thận, vậy nên việc biết được như thế nào là nước tiểu bình thường sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình trạng của cơ thể.

Màu sắc nước tiểu tình thường

tieu2

Màu sắc nước tiểu bình thường thường có màu vàng nhạt, khi đậm nhất nước tiểu có thể có màu hổ phách. Màu sắc của nước tiểu của chúng ta có thể thay đổi phụ thuộc vào lượng nước tiểu và thời gian đi tiểu. Nếu bạn uống ít nước hoặc quen nhịn tiểu nước tiểu sẽ cô đặc hơn nên có màu vàng sẫm hơn bình thường.

Nước tiểu thường trong và không có cặn đục. Tuy nhiên khi bạn để nước tiểu lắng đọng một thời gian thì sẽ xuất hiện một lớp vẩn đục nhẹ đọng lại ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường do các cặn phosphat, urat có trong nước tiểu tỷ trọng cao lên lắng đọng xuống đáy.

Nước tiểu thường có mùi khai nhẹ, càng để nước tiểu lâu trong không khí thì mùi khai sẽ càng đậm đặc dần. Hiện tượng này là do ure trong nước tiểu bị oxy hóa chuyển thành amoniac - chất có mùi khai.

Lượng nước tiểu bình thường

tieu3

Một ngày cơ thể một người trưởng thành sẽ  tiết ra khoảng 1400 ml nước tiểu trong 24 giờ, tương đương với khoảng 20ml/kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên thể tích nước tiểu không cố định mà có thể thay đổi hàng ngày tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của bạn, chế độ ăn uống, sinh hoạt, lượng mồ hôi cơ thể tiết ra hay lượng nước uống vào.

Các thành phần bình thường có trong nước tiểu

tieu4

Nước tiểu thường được chia thành 2 loại: nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức. Nước tiểu đầu là nước tiểu tạo ra ở giai đoạn lọc máu ở các tiểu cầu thận, nước tiểu chính thức là nước tiểu được tạo ra từ nước tiểu đầu sau khi đi qua hệ thống ống thận.

  • Thành phần các chất của nước tiểu đầu gần giống với thành phần các chất có trong huyết tương gồm: đường glucose, các acid amin, các ion như Na+, K+, HCO3-, Cl-… lượng protein trong nước tiểu ít hơn huyết tương khoảng từ 300 đến 400 lần do những phân tử protein có kích thước phân tử lớn không thể qua được màng lọc cầu thận. Bên cạnh đó nồng độ các chất hoà tan có trong nước tiểu loãng hơn trong huyết tương. Nước tiểu đầu chứa ít các chất cặn bã, các chất độc hơn nước tiểu chính thức và chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • Thành phần chính của nước tiểu chính thức gồm: nước, các chất cặn bã (acid uric, creatinin, ure…), sản phẩm chuyển hóa của một số thuốc, các ion điện giải (K+, H+,...). Nước tiểu chính thức chứa nhiều các chất cặn bã, các chất độc hại hơn và gần như không còn chứa chất dinh dưỡng
  • Nước tiểu bình thường ở người khỏe mạnh thường có tính axit nhẹ với độ pH nước tiểu nằm trong khoảng từ 4,8 - 8,5. Độ pH nước tiểu trung bình thường gặp là 5,8.

Cơ chế đi tiểu bình thường

Đi tiểu là hoạt động của cơ thể nhằm đẩy nước tiểu từ bàng quang ra ngoài môi trường. Cơ chế đi tiểu là một loạt các hoạt động phức tạp của hệ thần kinh bàng quang kết hợp với các cơ quan bộ phận khác.

Bàng quang và phản xạ đi tiểu bình thường

tieu5

Bàng quang là một tạng rỗng có hình cầu cấu tạo bằng 3 lớp cơ (cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo) do đó bàng quang có khả năng co giãn tốt và chứa đựng một lượng lớn nước tiểu.

Nước tiểu được hình thành ở thận dẫn qua niệu quản và được chứa đựng trong bàng quang, khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt khoảng 400ml, hệ thần kinh của bàng quang sẽ bị kích thích và cơ thể chúng ta sẽ có phản xạ mót tiểu. Bàng quang của chúng ta có thể chứa tối đa khoảng 500ml nước tiểu.

Bàng quang được nâng đỡ bởi hệ thống cơ sàn chậu, nhóm cơ này bao quanh cổ bàng quang, bình thường các cơ này sẽ giúp cổ bàng quang đóng chặt ngăn chặn dòng nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo.

Khi bạn đi tiểu các cơ quanh cổ bàng quang sẽ giãn ra làm bàng quang thông với niệu đạo, bàng quang sẽ thực hiện co bóp đẩy nước tiểu từ bàng quang qua niệu đạo và ra ngoài.

Lượng nước tiểu mỗi lần và số lần đi tiểu bình thường

tieu7 Lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu có thể đi thay đổi do bệnh lý bàng quang

Nước tiểu sẽ được thải ra khỏi có thể mỗi lần khoảng 300 - 400 ml trên tổng khối lượng nước tiểu được thận bài tiết trong vòng 24 giờ.

Theo các nghiên cứu cho thấy, một người trưởng thành một ngày uống khoảng 2 lít nước sẽ đi tiểu khoảng 6-8 lần. Đặc biệt, bạn đêm khi chúng ta ngủ là thời gian nước tiểu được cô đặc và cơ thể cũng sản xuất ít nước tiểu hơn nên trong khoảng 6-8 tiếng bạn sẽ không phải thức dậy để đi tiểu và bạn đêm.

Các vấn đề thường gặp về rối loạn tiểu tiện

Các vấn đề về rối loạn tiểu tiện thường gây nhiều phiền phức, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Các triệu chứng này thường đi kèm với nhau và là triệu chứng điển hình của các bệnh liên quan tới cơ quan của hệ tiết niệu.

Đi tiểu nhiều lần

tieu6

Như đã đề cập ở trên số lần đi tiểu một ngày của một người trưởng thành thường từ 6-8 lần. Nếu bạn xuất hiện đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ ngày, hiện tượng này diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian, có thể bạn đang mắc chứng tiểu nhiều lần.

Đi tiểu đêm

tieu8 Đi tiểu đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn

Chứng đi tiểu đêm được định nghĩa là tình trạng bạn phải thức dậy ít nhất một lần trong đêm để đi tiểu, tình trạng này có thể kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ của bạn có thể gây rối loạn giấc ngủ.

Đi tiểu són

tieu9

Tiểu són là tình trạng nước tiểu rỉ ra một cách tự nhiên không dưới sự kiểm soát của cơ thể. Lượng nước tiểu rỉ ra có thể ít chỉ vài giọt nhưng cũng có thể nhiều khiến người bệnh ướt quần. Tiểu són thường xảy ra khi bạn cười quá to, vận động mạnh đột ngột hay khi bạn mót tiểu mà không kịp đi tiểu.

Tiểu không hết

tieu10

Bình thường sau khi đi tiểu chúng ta sẽ có cảm giác thoải mái khi bàng quang không còn chứa nước tiểu. Khi mắc tiểu không hết bạn sẽ không cảm thấy thoải mái sau khi đi tiểu, bàng quang vẫn còn căng tức do còn chứa nhiều nước tiểu và bạn thường thấy mót tiểu ngay sau đó.

Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện có thể gặp ở mọi lứa tuổi và được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: hôi chứng bàng quang tăng hoạt, chế độ ăn uống không hợp lý, uống quá nhiều nước, các bệnh tuyến tiền liệt, các bệnh lý của bàng quang như sỏi bàng quang, viêm bàng quang,...

Các vấn đề thường gặp về màu sắc nước tiểu

Các vấn đề bất thường về màu sắc nước tiểu cũng khá phổ biến, tuy nhiên nhiều người thường không để ý. Các bất thường này thường liên quan tới thành phần các chất bất thường trong máu hay các bệnh lý liên quan thận hay các cơ quan khác của hệ tiết niệu.

Nước tiểu hồng hoặc đỏ

tieu11

Bình thường nước tiểu có màu vàng trong, khi nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ là biểu hiện bất thường do trong nước tiểu có nhiều tế bào máu. Đây thường là biểu hiện của các bệnh lý tại thận, cầu thận làm các tế bào máu của thể đi qua được màng lọc cầu thận.

Nước tiểu màu vàng sẫm, màu bia nâu

tieu12 Nước tiểu màu vàng sẫm không phải màu sắc bình thường

Nước tiểu màu vàng sẫm hay màu nâu bia cũng không phải là một màu sắc nước tiểu bình thường.

Hình tượng này thường xảy ra do bạn uống quá ít nước hay là kết quả của các bệnh lý suy tim, xơ gan, viêm túi mật và thường đi kèm với triệu chứng phù và tiểu ít.

Nước tiểu có lẫn máu

tieu13 Nước tiểu có máu là một dấu hiệu bệnh lý

Đây là tình trạng nước tiểu có thể vẫn có màu vàng trong bình thường nhưng có lẫn cục máu đông hay máu tươi màu đỏ.

Hiện tượng này thường là do các viêm nhiễm hệ tiết niệu hay các sỏi có trong hệ tiết niệu gây tổn thương hệ tiết niệu gây ra.

Phải làm gì khi gặp bất thường về nước tiểu

Các bất thường về nước tiểu là những vấn đề hay gặp bạn nên chuẩn bị cho mình các biện pháp để giải quyết vấn đề này.

Khi gặp các vấn đề bất thường về nước tiểu bạn nên đến gặp bác sĩ

tieu14

Khi bạn có những bất thường về nước tiểu diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian ít nhất một tuần hãy đến gặp bác sĩ để được khám, tìm nguyên nhân và tư vấn cách điều trị bệnh.

Bác sĩ sẽ thực hiện hỏi về các triệu chứng bệnh bạn gặp như: xuất hiện từ bao giờ? Tính chất như nào và các triệu chứng khác kèm theo.

Bác sĩ cũng sẽ kết hợp khám lâm sàng như khám phù, khám thiếu máu, khám thận, các điểm niệu quản để tìm ra các bất thường.

Các xét nghiệm là không thể thiếu để hỗ trợ chẩn đoán tìm nguyên nhân như: xét nghiệm nước tiểu, chụp xquang, siêu âm, xét nghiệm máu,... Việc chỉ định các xét nghiệm sẽ tùy thuộc vào định hướng của bác sĩ.

Thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện các bất thường

tieu15

Thói quen ăn uống và sinh hoạt của bẹn có thể là nguyên nhân của những bất thường hay có thể làm các bệnh lý diện biến trầm trọng hơn. Vậy nên thay đổi thói quen ăn uống là điều rất cần thiết.

  • Không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích do có thể gây kích thích bàng quang và gây tăng tiết nước tiểu ở thân. Bên cạnh đó rượu bia cũng không tốt cho các bệnh lý khác như bệnh tim, bệnh gan,...
  • Đồ ăn cay nóng cũng nên hạn chế do có thể gây tổn thương niêm mạc bàng quang làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh.
  • Bạn nên uống đủ 1,5-2 lít nước một ngày để đảm bảo cung cấp cho cơ thể.

tieu16

  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ, đặc biệt bài tập cơ sàn chậu (Kegel) rất phù hợp với những người mắc rối loạn tiểu tiện.

Đối với một số bệnh lý tim mạch, bệnh lý về gan bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và tập luyện.

Video tham khảo thêm dành cho bạn: https://www.youtube.com/watch?v=u9uAnEHOeeM

Lời kết:

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về nước tiểu là gì hiểu rõ về cơ chế đi tiểu và các vấn đề thường gặp, giúp bạn theo dõi tốt hơn cơ thể mình bảo vệ sức khoẻ.

Nguồn: https://ditieunhieu.com/nuoc-tieu-la-gi-va-co-che-di-tieu-1257/