Có con trai, con gái đang ở độ tuổi mới lớn, các ông bố bà mẹ nên quan tâm tới con nhiều hơn nhé. Chính sự thiếu quan tâm của gia đình đã đẩy con cái của chúng ta đến với một căn bệnh khủng khiếp mà không hay biết.



Sáng nay, em đọc báo thấy có một trường hợp cô gái 22 tuổi tự hành hạ bản thân mình để giải tỏa tâm lý. Em thấy xót xa và nhớ tới đứa em gái của em cũng từng trải qua những ngày đau đớn như thế này.



Gia đình em chỉ có 2 chị em, em gái nhỏ hơn em gần 10 tuổi. Bố mẹ em là kinh doanh mua bán nên thường rất bận rộn còn em thì vừa kết hôn nên rất ít khi về nhà.



Trước đây có chuyện gì 2 chị em cũng hay chia sẻ với nhau, nhưng giờ em đã có gia đình riêng nên không còn dành nhiều thời gian cho em gái như trước nữa. Bố mẹ thì luôn cố gắng chu cấp đầy đủ để em gái có điều kiện học tập tốt nhất và luôn kỳ vọng rất lớn ở em ấy. Nhưng ít ai chịu dành thời gian nói chuyện, chia sẻ với em ấy. Có khi cả ngày em gái gặp bố mẹ 1 lần, còn cả tuần mới gặp chị gái (là em) 1 lần.



Chính sự vô tâm của em và bố mẹ đã đẩy em gái vào bế tắt. Thật ra em cũng từng trải qua giai đoạn tâm sinh lý như thế, nhưng em còn đủ mạnh mẽ để vượt qua… còn em gái em thì không.



Trong một lần tình cờ về nhà mẹ có việc đột xuất, em phát hiện em gái đang tự dùng dao lam cắt vào tay trong vô thức.


Em thật sự hoảng loạn khi thấy cảnh tượng đó nhưng rồi cũng đủ bình tĩnh để ngăn em lại và đưa đi bệnh viện.



Em gái nhập viện trong tình trạng cổ tay gần 20 vết cắt nông, đủ rỉ máu và đó là kết quả của việc em mắc phải hội chứng ngược đãi bản thân.



Khi được hỏi thăm về nguyên nhân của những vết cắt, em gái cho biết là mình đã làm việc này 1-2 lần rồi. Mấy lần trước em chỉ rạch 1 vài đường ở những ví trí trên đùi, nhưng càng về sau thì em càng mạnh tay hơn, rạch nhiều đường hơn. Đó cách em gái giải tỏ áp lực trong cuộc sống nhưng không biết giải quyết thế nào.



Khi nghe em gái nói những lời này mà nước mắt em rơi lã chã “mỗi lần cắt tay như vậy em không thấy đau mà ngược lại còn thấy trong lòng nhẹ nhàng hơn. Em cũng đã làm nhiều lần mỗi khi thấy có áp lực mà không biết cách giải quyết. ”


Theo các bác sĩ điều trị cho biết, không chỉ dùng dao lam, nhiều bạn trẻ còn có hành động dùng mảnh sành, sứ tự rạch vào da thịt cho chảy máu, giật tóc, tát vào má mình để được thỏa mãn là một trong nhiều biểu hiện của hội chứng ngược đãi bản thân. Trong trường hợp một người nào đó tự đặt ra những hình phạt không phù hợp cho mình… cũng được coi là biểu hiện của hội chứng ngược đãi bản thân.




Chứng tự ngược đãi bản thân thường gặp nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên. (Nguồn ảnh: Internet).




Qua đó bác sĩ cũng đưa ra những dấu hiệu nhận biết một người mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân:



1. Bệnh nhân có xu hướng tự gây đau cho bản thân mình



Một trong những hành động thường thấy nhất ở người mắc chứng tự ngược đãi bản thân chính là cắt tay, cắt cổ tay với những nhát sắc, nông đủ gây rỉ máu nhưng không gây tổn hại đến tính mạng. Ngoài ra, họ còn có thể tự lao đầu vào tường, tự đánh, tát, nhổ tóc, cào rách da hoặc nhịn ăn...



2. Rơi vào trạng thái ức chế cảm xúc



Người bệnh có xu hướng tự gây tổn hại về tinh thần như tự ngược đãi về tinh thần đưa mình vào nhiều hoàn cảnh cấm đoán, để chịu khổ sở. Quan trọng là sau mỗi lần làm tổn hại bản thân họ lại cảm thấy tâm trạng thoải mái hơn. Và đó cũng là lý do kiến hành động này có xu hướng tái diễn nhiều lần để giải phóng sự ức chế.



3. Người bệnh thường có những rối loạn sau



- Cảm giác buồn, chán nản.


- Mệt mỏi.


- Dễ cáu giận.


- Rối loạn giấc ngủ.


- Cảm xúc ức chế hầu như chiếm hết thời gian của bệnh.


- Đôi khi có thể kèm trạng thái lo âu.



4. Các triệu chứng khác của cơ thể



- Tim: Không đều, nhanh, hoặc đánh trống ngực, cảm thấy căng tức ở bầu ngực trái, tăng huyết áp.


- Thần kinh cơ: Run, mỏi đầu gối,bức rức, căng cơ, cảm giác liệt, đau ở khớp, tay và chân, cảm giác kiến bò và tê...


- Hô hấp: Tăng thông khí, cảm thấy thở khó & nông, sợ chết ngạt.


- Tiêu hoá: Có cục ở họng, và khó nuốt, buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy.


- Thần kinh thực vật: Vã mồ hôi, đồng tử giãn, tiểu nhiều lần.


- Thần kinh trung ương: Chóng mặt, cảm giác ruồi bay trước mắt, nhìn khó, nhìn đôi, đau đầu, mất ngủ, tập trung kém, mệt, yếu.



5. Tâm lý bị Stress, căng thẳng cực độ



Người bệnh thường ở trong trạng thái ức chế tâm lý kéo dài mà không được giải tỏa sẽ có xu thế muốn loại trừ. Tuy nhiên, thay vì loại trừ căng thẳng họ lại quay sang loại trừ bản thân. Đồng thời, đó còn là cách họ gây sự chú ý đối với những người xung quanh. Mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do những vấn đề đời sống, xã hội hoặc sự bất mãn bản thân, mâu thuẫn giữa mong muốn và được đáp ứng của cá nhân.



Do những áp lực trong cuộc sống, trong học tập và nhu cầu được chia sẻ nhưng không được đáp ứng mà em gái em thường rơi vào tâm trạng cô đơn, buồn bực và căng thẳng. Công thêm lúc đó em mới lập gia đình, không còn quan tâm em gái nhiều như trước nên em ấy cảm thấy bị bỏ rơi… :(:(



Sau lần đó, gia đình em đã phải cố gắng dành nhiều thời quan tâm em gái hơn và phải phối hợp với việc điều trị tâm lý rất nhiều. Cũng may là em ấy đã vượt qua được, nếu không gia đình em phải hối hận lắm lắm.



Hiện nay, trẻ vị thành niên là đối tượng hay gặp nhất vì nhà trường chủ yếu là giáo dục tri thức và vẫn nặng về kỷ luật. Ở nhà thì cha mẹ dùng quyền uy gây sức ép, áp lực để uốn nắn con theo ý mình. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới sở thích, đam mê hoặc lối sống của trẻ vị thành niên với những suy nghĩ có phần lệch lạc, bi quan, bế tắc… và dẫn đến hành động tự ngược đãi bản thân như trên.



Xem thêm bài viết:


Con bị xơ gan, ung thư gan vì bố mẹ bồi bổ, cho con uống thả ga loại nước mà trẻ nào cũng mê


Cô gái 17 tuổi mắc bệnh ung thư cổ tử cung vì làm điều này nhiều lần mà bố mẹ không hay biết


Cô gái trẻ 18 tuổi bị ung thư vú, nguyên nhân khiến ai cũng phải sốc



Xem thêm video: Hãy học cách yêu thương và quí trọng bản thân


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/08/V7VwP9bbeT-480x360.jpg