Mùa này dịch lại bùng phát, tốt nhất vẫn nên tăng đề kháng, giữ sức khỏe và bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh nha các mom ơi.

Mom nào dễ cảm cúm, hay đau họng cần cẩn thận hơn nữa, được thì mỗi ngày pha nước uống để bớt ho, bớt mệt mòi nè:

1. Nước ấm


Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, mỗi ngày nên uống 2 – 2,5 lít nước.

2. Nước gừng

  • Đầu tiên, đem củ gừng gọt bỏ vỏ, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng.
  • Sau đó, cho nguyên liệu này vào ấm nấu khoảng 30 phút để lấy nước uống.
  • Có thể cho thêm chanh hoặc mật ong vào để uống.
  • Mỗi ngày, uống khoảng 2 – 3 ly để hỗ trợ điều trị các triệu chứng ngứa rát cổ họng.

3. Mật ong

  • Trước hết, lấy mật ong pha chung với giấm táo theo tỉ lệ 2:1.
  • Sau đó, cho nước ấm vào cốc và khuấy đều lên.
  • Sử dụng hỗn hợp này uống đều đặn vào buổi sáng để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh.

Cách chữa trị này chỉ nên áp dụng cho người lớn. Trẻ nhỏ không được uống vì mật ong chứa bào tử vi khuẩn gây nhiễm độc, không tốt cho sức khỏe các bé.

4. Trà hoa cúc La Mã

  • Đầu tiên, cho nước sôi vào cốc.
  • Sau đó, cho thêm một ít hoa cúc La Mã vào nước trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Ai đau họng sử dụng nước này để uống mỗi ngày nhằm giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau rát cổ họng thường xuyên.

Mỗi ngày chỉ được uống 1 ly, tránh gặp phải tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn.


Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được uống trà hoa cúc La Mã vì dễ sảy thai, sinh non.

5. Lá tía tô

  • Đầu tiên, lấy lá tía tô rửa sạch và để ráo nước.
  • Sau đó, dùng lá này giã nhuyễn và vắt lấy nước uống.

Uống nước lá tía tô trong khoảng 2 – 3 ngày, các triệu chứng đau rát cổ họng sẽ được cải thiện rõ rệt.

6. Nước ép cà rốt

  • Đầu tiên, lấy 2 củ cà rốt, gọt bỏ vỏ bên ngoài và rửa sạch.
  • Sau đó, cho nguyên liệu này vào máy ép nhuyễn lấy nước.

Có thể cho thêm sữa hoặc đường để dễ uống hơn.

7. Trà quế

  • Chuẩn bị nguyên liệu: bột quế (15g), mật ong (30ml), gừng tươi (1 củ), táo đỏ khô (2 quả)
  • Trước tiên, đem gừng tươi tách lấy 1 nhánh và tiến hành cạo vỏ, đun sôi với nước trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó, cho bột quế, táo đỏ khô còn lại vào đun sôi và tiến hành tắt bếp.
  • Cuối cùng, cho mật ong vào uống khi nước còn ấm.

Vì bột quế gây nóng nên trẻ nhỏ và phụ nữ có thai, cho con bú không được áp dụng cách chữa trị này.

hình ảnh

8. Sữa chua dứa

  • Tiến hành gọt dừa và ép nhuyễn ½ quả để lấy nước.
  • Sau đó, đem nước ép này hòa chung với sữa chua

Chỉ nên uống nước ép này trong khoảng 2 – 3 lần/tuần để hỗ trợ điều trị bệnh đau họng.

9. Lá trà xanh

  • Đem lá trà xanh rửa sạch và để ráo nước.
  • Sau đó, cho lá trà xanh vào ấm nấu trong khoảng 20 phút.
  • Mỗi buổi sáng, sử dụng nước lá trà xanh để uống.

Thực hiện đều đặn, triệu chứng đau họng sẽ nhanh chóng giảm bớt.

10. Nước chanh tươi

  • Đem quả chanh rửa sạch và cắt làm đôi.
  • Vắt chanh vào cốc nước ấm, cho thêm một ít mật ong vào
  • Khuấy đều hỗn hợp này lên và cho thêm 1 lát gừng

Chỉ nên uống nước chanh mỗi ngày 1 lần và uống với lượng vừa phải, không được uống quá nhiều dễ gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Nguồn: Sưu tầm