Măng tươi được người Việt Nam rất ưa dùng để chế biếc nhiều món ăn thường ngày hay các dịp giỗ, lễ. Vì chỉ sử dụng như một thói quen mà ít người biết rằng măng tươ có rất nhiều công dụng để chữa bệnh nhưng có thể trở nên cực độc khi dùng quá nhiều.



Công dụng trị bệnh từ măng tươi



Măng thường được dùng trong các bài thuốc trị ho, đờm nhiều do nhiệt, cảm mạo phong hàn, đi ngoài lỏng lâu ngày, sa trực tràng, sởi không phát được ra ngoài. Măng tươi dùng để giải rượu rất tốt.



- Táo bón ở người lớn; chữa sởi, thủy đậu mới phát ở trẻ em: Măng tươi, cá diếc, gừng tươi, hạt tiêu, chút rượu vang. Cho tất cả các nguyên liệu đã làm sạch vào nồi đun chín, thêmgia vị, chia ăn vài lần trong ngày.



- Chữa ho do phong nhiệt: Măng tre 20g, chua me đất 20g, rễ dâu (cạo vỏ, tẩm mật, sao vàng) 10g, gừng tươi 8g. Tất cả rửa sạch, giã nát, thêm một chút đường hoặc mật ong, hấp cơm rồi cho uống.




- Chữa táo bón: Măng tươi 60g, luộc chín, thái miếng, đem ninh với 100g gạo tẻ thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.



- Chữa ho có đờm nhiều, lồng ngực đầy tức khó chịu: Măng tươi mới nhú 60g, luộc chín, thái miếng rồi đem xào với gừng tươi thái chỉ và dầu vừng, chế đủ gia vị, ăn nóng.



- Chữa mất ngủ, bồn chồn: Măng tre 150 – 200g, thái lát, sắc kỹ lấy nước, uống hàng ngày trước khi đi ngủ.



Tác hại khó lường từ măng tươi



Theo các nhà nghiên cứu, trong măng tươi có chứa một loại glycoside, tên là cyanogenic glycoside, có khả năng biến thành acid Cyanhydric (HCN) có thể gây ngộ độc. Acid Cyanhydric gây nên triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở, nặng có thể dẫn đến tử vong...



Khuyến cáo: Không nên ăn quá 100g măng tươi. Trước khi dùng cần ngâm măng trong nước kỹ và luộc thật chín nhiều lần để loại bỏ độc tố.



Nếu bị ngộ độc, có thể sơ cứu như sau:



- Pha nước đường hoặc lấy những thức ăn có đường như kẹo, nước mía...cho bệnh nhân ăn, uống ngay.


- Lấy 50 - 70g đậu xanh giã nát cả vỏ, cho 1 bát nước sôi vào hòa loãng, lọc lấy nước để uống, chia làm 2 lần uống trong ngày.



- Hoặc có thể lấy rau muống giã nát vắt lấy nước uống.



Ngoài ra, trong măng còn có nhiều calcium oxalate khó tan có thể gây nên sỏi trong các cơ quan nội tạng. Do đó người mắc bệnh sỏi thận, viêm thận không nên ăn nhiều măng. Tránh nấu măng với đậu phụ hay ăn hai món này cùng bữa với nhau sẽ gây khó tiêu, không tốt cho sức khỏe.


Để an tâm hơn, nếu người nhà có một trong những triệu chứng khó thở, liệt cơ, co giật, bất tỉnh... sau khi ăn măng thì bạn nên đưa đến bệnh viện.



Nguồn: http://soha.vn/song-khoe/mang-tuoi-doc-den-dau-20150508114750297.htm