Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu sau khi tiến hành phẫu thuật dạ dày. Bởi sau phẫu thuật quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng hơn trong khi khả năng hấp thụ lại bị giảm đi rõ rệt. Vậy chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày cần tuân thủ những gì? Nên ăn uống như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi trả lời trong bài viết dưới đây.

hình ảnh

Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào bình thường bị đột biến và sinh sôi không kiểm soát, số lượng các tế bào đột biến tăng lên nhanh và xâm lấn các mô xung quanh (xâm lấn cục bộ) hay xâm lấn các mô ở cơ quan khác (di căn) qua hệ thống bạch huyết.

Đây là một trong những bệnh lý có nhiều người mắc nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa. Người mắc phải bệnh lý này sẽ suy giảm sức khỏe nghiêm trọng vì phải trải qua quá trình điều trị phức tạp, với nhiều loại thuốc.

Xem thêmCách điều trị các bệnh dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày tiến triển qua 5 giai đoạn, càng phát hiện sớm thì cơ hội điều trị và chi phí điều trị sẽ ít hơn, dễ dàng hơn, tiên lượng sống cũng được kéo dài hơn. Tuy nhiên ở những giai đoạn đầu, dấu hiệu chưa rõ ràng hoặc gần như không có nên người bệnh rất khó nhận biết. Đáng tiếc, người bệnh được chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày khi bệnh đã ở gia đoạn cuối, tiên lượng nặng, điều trị khó khăn.

Quá trình điều trị ung thư dạ dày có thể làm suy giảm miễn dịch, xấy dựng chế độ ăn sau phẫu thuật đảm bảo dinh dưỡng, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng. Chất đạm góp phần giúp vết mổ nhanh liền, giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc các biến chứng tiềm ẩn hậu phẫu khác.

Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày theo từng giai đoạn cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng theo các giai đoạn như sau.

Giai đoạn 0 – 24h

Trong khoảng thời gian này, chức năng của các cơ quan nội tạng vẫn chưa trở laaij bình thường, cơ thể mệt mỏi. Lúc này, bệnh nhân có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, khó chịu nên không có cảm giác thèm ăn. Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu tiên này chủ yếu thông qua tĩnh mạch, nuỗi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn:

  • Năng lượng nạp: 20 – 25kcal/ngày

  • Chất đạm: 1.2 – 1.5g/kg/ngày

  • Tỉ lệ chất đạm – chất béo – đường: 2:3:5

  • Đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng, cân bằng dịch

Giai đoạn tiếp theo từ 24h – 48h tiếp theo

Ngày thứ hai sau mổ, chức năng các cơ quan đã hoạt động trở lại, bệnh nhân có thể trung tiện và tỉnh táo hơn, tuy nhiên vẫn chưa có cảm giác thèm ăn. Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày cần đảm bảo:

  • Năng lượng: 30 kcal/ngày

  • Chất đạm: 2 – 1.5g/kg/ngày

  • Chất béo: 12 – 15% tổng năng lượng

  • Chất đường bột (Glucid): 55 – 60% tổng năng lượng

  • Đủ vitamin và muối khoáng, đảm bảo cân bằng dịch

Giai đoạn chuyển tiếp 2 – 3 ngày tiếp theo

  • Tăng cường dinh dưỡng phối hợp với nuôi dưỡng tĩnh mạch.

  • Năng lượng: 30 – 35 kcal/ngày

  • Chất đạm: 2 – 1.5g/kg/ngày

  • Chất béo: 12 – 15% tổng năng lượng

  • Chất đường bột (Glucid): 55 – 60% tổng năng lượng

  • Đủ vitamin và muối khoáng, đảm bảo cân bằng dịch

Lưu ý chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ hấp thụ, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, (6-8 bữa, mỗi bữa cách nhau 3 – 4 giờ).

Giai đoạn hồi phục

Đến thời điểm này, bệnh nhân cai nuôi dưỡng tĩnh mạch, việc hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu qua đường ăn uống.

  • Năng lượng: 30 – 35 kcal/ngày

  • Chất đạm: 1.5 – 2g/kg/ngày

  • Chất béo: 15% – 25%

  • Chất đường bột: 60 – 65% tổng năng lượng

  • Dùng nhiều trứng, cá, sữa, thịt, đậu, đỗ để bỏ sung vitamin cùng các thực phẩm bổ sung vitamin C, B và chất xơ khác.

  • Uống đủ nước

  • Chia nhiều bữa ăn trong ngày

Chắc hẳn sau bài viết này, các bạn đã hiểu rõ được tầm quan trọng của chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày. Chính vì vậy, hãy lựa chọn chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày hợp lý và khoa học giúp tăng sự phục hồi và khả năng khỏi bệnh của bệnh nhân. Mọi người nên tìm hiểu kỹ càng và xây dựng chế độ ăn phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh