Nhiễm virus viêm gan B khi mang thai là vấn đề đang được nhiều mẹ mang thai quan tâm, bởi viêm gan B là căn bệnh rất dễ lây nhiễm sang cho con trong ba tháng cuối của thai kì, vậy mẹ bị mang thai nhiễm bệnh viêm gan B có cần lo lắng quá không? Cần phải làm gì để phòng bệnh cho con?




Viêm gan B là nỗi ám ảnh của thai phụ. Bởi loại virus nguy hiểm này có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Bởi vậy, phụ nữ mang thai mắc viêm gan B không chỉ phải lo lắng cho sức khỏe của bản thân mà còn cho sức khỏe của thế hệ sau này.Thực tế, nếu trang bị cho mình những kiến thức cần thiết thì người bệnh có thể yên tâm rằng, viêm gan B mãn tính không phải là trở ngại cho việc mang thai. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết sau.




MẮC VIÊM GAN B KHI MANG THAI, CÓ NÊN LO LẮNG?




Thai phụ nhiễm viêm gan B có khả năng lây truyền cho con khi sinh. Nguyên nhân là do virus có trong máu, các chất dịch của người mẹ sẽ truyền vào cơ thể trẻ. Đặc biệt là cơ thể trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sẽ không có đủ sức đề kháng để tiêu diệt virus. Từ đó, bệnh sẽ dễ dàng phát triển và chuyển sang giai đoạn mãn tính nguy hiểm, chưa có biện pháp chữa khỏi. Nguy hiểm hơn, trẻ sơ sinh mắc viêm gan B có nguy cơ cao biến chứng thành xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành.





>> Mời xem thêm: Triệu chứng viêm gan B thường gặp




Muốn biết được việc nên làm gì khi mang thai nhiễm virus viêm gan B hay cách phòng ngừa bệnh như thế nào tốt thì trước tiên chúng ta cũng cần nắm được những con đường lây nhiễm của bệnh. Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con lên đến hơn 90%, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Thực tế, tại các nước Châu Á, đây là đường lây nhiễm phổ biến của căn bệnh viêm gan B bởi kiến thức của người dân về căn bệnh này còn hạn chế, nhiều người không được tiêm phòng đầy đủ.




Tỷ lệ lây nhiễm còn phụ thuộc vào nồng độ virus viêm gan B di chuyển trong máu của người mẹ. Dựa vào kết quả xét nghiệm HBeAg, người ta có thể tiên đoán được xác suất lây bệnh từ mẹ sang con. Nếu dương tính thì virus viêm gan B trong người mẹ đang hoạt động mạnh, dễ lây truyền cho con, tỷ lệ lây nhiễm lên đến 70-90%. Con số này giảm xuống khoảng 10% đến 40% nếu kết quả là âm tính.




CẦN LÀM GÌ KHI MANG THAI NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B




Hiện nay, người mẹ mắc viêm gan B hoàn toàn có thể yên tâm sinh con mà không lo lây nhiễm bệnh cho con bằng cách tiêm phòng cho trẻ ngay lúc mới sinh. Cụ thể, trẻ sẽ được tiêm một mũi kháng thể chống HBV (HB Immunoglobulin, HBIG), mũi tiêm này sẽ hỗ trợ và tăng cường sức đề kháng cho trẻ chống lại virus. Tiếp theo, trẻ sẽ được tiêm vacxin viêm gan B, nhằm kích thích hệ miễn nhiễm của trẻ sản xuất ra kháng thể. Với 2 mũi tiêm này, trẻ sẽ được bảo vệ khỏi sự lây nhiễm với tỷ lệ cao.




Nhiều mẹ mới mang thai bị viêm gan B và không biết làm gì khi mang thai nhiễm virus viêm gan B, không biết tiêm bao nhiêu mũi thì đủ để phòng bệnh hiệu quả. Phác đồ tiêm vacxin viêm gan B gồm 4 mũi, trẻ sẽ cần tiêm mũi thứ 2 khi được 1 tháng tuổi, mũi thứ 3 khi được 2 tháng tuổi và nhắc lại lúc 12 tháng tuổi. Vài tháng sau khi tiêm mũi cuối, cần cho trẻ làm xét nghiệm kiểm tra xem cơ thể trẻ đã có kháng thể chống viêm gan B hay chưa. Nếu chưa, cần tiêm 3 mũi vacxin trong thời gian 6 tháng thêm một lần nữa. Nếu kiểm tra thấy có virus trong máu thì việc phòng bệnh thất bại, lúc này trẻ cần được bác sỹ chuyên khoa gan mật theo dõi như một trường hợp viêm gan B mãn tính. Nhưng trường hợp tiêm phòng thất bại hiếm khi xảy ra, thường khi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch thì cơ hội bảo vệ trẻ khỏi viêm gan B có thể lên đến 95%.



>> Điều trị viêm gan B ở đâu uy tín và tốt nhất