Căn bệnh tăng huyết áp hay còn được gọi là cao huyết áp, được coi là “kẻ sát nhân thầm lặng”. Bởi vì triệu chứng bệnh không rõ ràng khiến người bệnh không nhận ra là mình đang mắc bệnh. Cho đến khi các vấn đề bệnh lý liên quan khác xuất hiện thì đã ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Hầu hết người bệnh phải khắc phục huyết áp cao suốt đời.
Huyết áp cao là tình trạng như thế nào?
Huyết áp là phép đo áp lực mà máu di chuyển và đẩy ép vào thành động mạch. Tăng huyết áp thể hiện mức độ máu đẩy ép vào thành động mạch mạnh hơn so với người bình thường khác. Áp lực càng mạnh thì thành động mạch càng dễ bị tổn thương. Khi bị tổn thương, các mô sẹo hình thành trên thành động mạch hình thành. Các mảng bám bám chặt vào mô sẹo khiến thành động mạch hẹp và bị cứng lại.
Cao huyết áp là một căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm
Huyết áp cao buộc tim làm việc vất vả hơn để truyền máu tới khắp cơ thể. Do đó, nguy cơ gây ra các cơn đau tim dễ dàng hơn, gây ra nhồi máu cơ tim, suy tim, và thậm chí là đột tử.
Thước đo chỉ số huyết áp
Mọi người cần đo huyết áp định kỳ để có thể nhận biết bệnh cao huyết áp sớm và phòng ngừa các biến chứng. Số đo huyết áp bao gồm huyết áp tâm thu (chỉ số trên) và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới). Trong đó, huyết áp tâm thu là huyết áp khi tim co bóp, huyết áp tâm trương là huyết áp khi tim thả lỏng giữa 2 lần đập liên tiếp.
Chỉ số huyết áp (HA) được phân loại theo như dưới đây:
- HA bình thường có chỉ số tâm thu
- HA có tâm thu từ 120 tới 129 và tâm trương
- HA giai đoạn 1 có tâm thu từ 130 tới 139 hoặc tâm trương từ 80 tới 89
- HA giai đoạn 2 có tâm thu >140 hoặc tâm trương kể từ 90 trở lên
Nguyên nhân huyết áp cao
Những lý do gây ra huyết áp cao
Tăng huyết áp chia thành 2 loại các nguyên nhân khác nhau. Cụ thể là:
- Cao huyết áp vô căn, tức là không có bất kỳ nguyên nhân cụ thể nào. Đối với trường hợp này, tăng huyết áp hầu hết là do di truyền, xuất hiện chủ yếu ở nam giới.
- Cao huyết áp thứ cấp là hệ quả của các bệnh khác (bệnh thận, u tuyến thượng thận hoặc bệnh tuyến giáp). Ngoài ra, cao huyết áp thứ cấp còn do sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chữa cảm hoặc sử dụng nhiều sản phẩm chứa cồn, cafein.
Cách hạ huyết áp nhanh tại nhà an toàn và hiệu quả
Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Thậm chí, bệnh này có thể gây ra tai biến, đột tử. Vì thế bạn cần sẵn sàng ứng phó nếu huyết áp tăng cao bằng những cách hạ huyết áp nhanh tại nhà ngay dưới đây!
Ngâm chân bằng nước nóng
Ngâm chân trong nước nóng (chú ý đừng để bị bỏng) giúp cho phần đầu và cổ của người bệnh mát mẻ hơn. Điều này giúp ngăn máu chảy quá nhiều lên não. Bạn chỉ cần ngâm chân trong nước nóng từ 10 – 15 phút thì máu sẽ di chuyển xuống dưới chân và huyết áp bình thường trở lại.
Uống ngay một cốc nước
Huyết áp tăng có thể do mất nước. Ngay khi nhận nhịp tim tăng cao, bạn hãy uống 1 hoặc 2 ly nước ngay. Cung cấp thêm nước giúp thể tích máu được khôi phục, huyết áp sẽ giảm.
Bấm huyệt phong trì ở sau gáy
Bấm huyệt phong trì điều trị huyết áp cao tại nhà
Huyệt phong trì là huyệt đạo giúp hạ huyết áp nhanh chóng. Huyệt này nằm ở vị trí sau tai, ở ngay chỗ lõm giữa đáy sọ và cổ. Xoa nhẹ ở vị trí trên rồi nhấn đồng thời cả 2 huyệt bằng ngón tay cái. Nhấn từ từ trong khoảng 1 – 2 phút thì huyết áp giảm, cơn đau đầu cũng giảm theo.
Cách điều trị cao huyết áp hiệu quả là gì?
Đối với bệnh huyết áp cao, không có cách nào điều trị triệt để. Các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng làm giảm thiểu các biến cố tim mạch. Mục tiêu điều trị cao huyết áp là giữ chỉ số huyết áp của bệnh nhân ở mức cho phép. Thông thường, mức này là dưới 140/90 mmHg. Một số trường hợp mắc bệnh nền như đái tháo đường hoặc bệnh thận thì mức tiêu chuẩn lại là dưới 130/80 mmHg.
Người bệnh cũng phải duy trì huyết áp bằng việc thực hiện các cách điều trị cao huyết áp dưới đây:
Thay đổi lối sống lành mạnh
- Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng giàu rau củ, trái cây giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Xây dựng lối sống lành mạnh giữ ổn định huyết áp
- Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa có trong thịt mỡ, bơ, sốt kem,… Điều này giúp làm giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn hình thành xơ vữa động mạch.
- Ăn ít muối hơn. Các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng ít hơn 6g muối trong một ngày đối với người bệnh cao huyết áp.
- Tập thể dục đều đặn, lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức. Không nên tập các bài tập nặng.
- Dừng hoặc hạn chế hết mức việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
- Theo dõi huyết áp định kỳ.
Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp được kê đơn
Nếu tình trạng huyết áp không cải thiện thì bác sĩ có thể kê đơn riêng cho bệnh nhân. Nếu sử dụng thuốc thì bệnh nhân cần tuân yêu các yêu cầu nghiêm ngặt theo từng lộ trình.
Sử dụng thảo dược đông trùng hạ thảo hỗ trợ điều trị bệnh
Theo Đông y, muốn chữa bệnh thì phải bổ huyết trước. Đông trùng hạ thảo có rất nhiều hoạt chất quý và cần thiết giúp bổ máu nên rất phù hợp điều trị cao huyết áp.
Adenosine là một hoạt chất giúp tăng lượng oxy được vận chuyển trong máu, điều hòa lại nhịp tim. Điều này giúp khắc phục tình trạng loạn hoặc chậm nhịp tim. Bên cạnh đó, Adenosine còn có thể trị bệnh máu đông ở người cao tuổi, cải thiện tuần hoàn máu, chống tắc mạch máu.
Tác dụng tuyệt vời của đông trùng hạ thảo với bệnh huyết áp cao
Một hoạt chất khác là D-manitol có tác dụng làm giãn cơ tim và mạch máu não, giúp máu được vận chuyển dễ dàng. D-manitol còn giúp giảm nồng độ cholesterol có trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Thêm nữa, những chất chỉ có trong đông trùng hạ thảo như Cordycepin, Selen,… tăng cường sức đề kháng. Vitamin C, A, K và B12 hỗ trợ tim mạch, bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh. Xem thêm đông trùng hạ thảo tại: biogreen.vn
Với những thông tin trên về huyết áp cao, Biogreen hy vọng bạn có thêm những hiểu biết thiết yếu. Những thông tin trên sẽ giúp bạn phòng chống và đối phó hiệu quả với căn bệnh này. Càng nhiều thông tin bạn càng có thể bảo vệ sức khỏe gia đình mình tốt hơn.