Fructose có trong trái cây, mật ong, và đặc biệt là trong HFCS (đường có nguồn gốc từ ngô).

Trái cây rất tốt cho cơ thể, lượng ăn hàng ngày hầu như không gây hại. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều trái cây ngọt và đặc biệt là uống nước ép trái cây thì cũng sẽ làm dư đường và gây ra một loạt vấn đề mà mình sẽ giải thích sau đây.

hình ảnh

HFCS (High fructose corn syrup - siro bắp nồng độ fructose cao) không có trong tự nhiên, mà là sản phẩm của ngành công nghiệp hiện đại. Người ta sẽ xử lý tinh bột bắp qua hai công đoạn: (1) thuỷ phân bằng hoá chất để cho ra hàng triệu phân tử glucose và (2) chuyển glucose thành fructose. Sản phẩm cuối cùng là một dịch lỏng ngọt (đường lỏng) có nồng độ fructose cao.

Fructose cho vị ngọt cao hơn glucose. Hai đặc điểm khiến các nhà sản xuất bánh kẹo, nước ngọt chọn dùng HFCS là: (1) độ ngon ngọt có thể điều chỉnh được bằng việc tăng giảm thành phần fructose (trong khi đường mía có thành phần fructose/glucose là 1:1) và (2) giá HFCS rẻ hơn đường mía nhiều. Vậy nên trong ngành công nghiệp bánh kẹo, nước giải khát hiện nay người ta thường vì lợi nhuận mà sử dụng HFCS thay cho đường mía. Không tin các bạn cứ thử đọc thành phần trên nhãn các sản phẩm đồ ngọt sẽ thấy HFCS xuất hiện rất nhiều.

Vậy giờ câu hỏi đặt ra là vì sao HFCS hay fructose lại nguy hại?

Chúng ta cùng xem quá trình chuyển hóa fructose trong cơ thể:

Gan là cơ quan duy nhất chuyển hoá đường fructose (không như đường glucose được tất cả tế bào cơ thể sử dụng) cho nên khi nạp vào quá nhiều fructose, gan không chuyển hoá hết sẽ chuyển thành dạng dự trữ là chất béo (mỡ). Mỡ có thể tích tụ ở gan gây gan nhiễm mỡ, hoặc di chuyển trong máu quá nhiều gây rối loạn mỡ máu. Ngoài ra còn gây ra các bệnh chuyển hoá khác như đái tháo đường type II, bệnh tim mạch xơ vữa.

Fructose không kích thích tuyến tụy tiết insulin nên không làm tăng leptin sau ăn. Leptin là hormone gây ra cảm giác no. Do đó khi ăn những thực phẩm có fructose, bạn có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường. Đó là lý do có sự kết hợp hoàn hảo của fast food và nước ngọt có gas gây nên tình trạng béo phì rất nhiều ở các nước phương tây.

Quá trình chuyển hóa Fructose thành Fructose 1-P cần năng lượng ATP gấp 3-4 lần so với chuyển hoá glucose nên tạo ra một lượng lớn acid uric gây ra bệnh Gout.

Acid uric ức chế 1 enzym xúc tác quá trình tạo ra nitric oxide - chất điều hòa huyết áp tự nhiên trong cơ thể - gây ra tăng huyết áp.

Fructose 1-P chuyển thành pyruvat, pyruvat đi vào trong ty thể được chuyển hoá thành VLDL - đây là quá trình tạo mỡ (De Novo Lipogenesis), VLDL di chuyển trong máu và lắng đọng tại mô mỡ dưới dạng Triglycerid tạo nên mỡ thừa.

Fructose nói riêng và đường nói chung còn G Y NGHIỆN: đường kích thích não sản xuất dopamine - hormone tạo cảm giác thích thú, hưng phấn. Cơ chế này y hệt như cơ chế gây nghiện của cocaine khiến cơ thể thích nghi nhanh chóng với trạng thái hưng phấn và có xu hướng mong muốn lặp lại trạng thái này nhiều lần. Cho nên những ai đã thích ăn đồ ngọt sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và rất khó từ bỏ.

Có thể thấy rằng: dù fructose không phải là chất béo, nhưng do tất cả fructose dư thừa đều chuyển thành chất béo nên fructose trực tiếp gây tích mỡ, thừa cân, béo phì, và một loạt bệnh lý chuyển hoá khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch.

TÓM LẠI

KHÔNG uống nước ngọt (coca cola, pepsi, 7up, Fanta, trà xanh 0 độ, C2, bò húc…) vì nó không mang lại lợi ích gì cho cơ thể cả, mà còn cực kỳ nguy hại.

TRÁNH uống nước ép trái cây vì chứa nhiều đường fructose, thay vào đó nên ăn nguyên miếng vì chất xơ trong trái cây làm chậm quá trình hấp thu đường và tạo cảm giác no.

TRÁNH ăn tất cả các loại thực phẩm chế biến sẵn có vị ngọt như bánh kẹo, hoa quả sấy... vì trong đó hầu như đều chứa nhiều đường fructose.