Châm cứu là phương pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện nay ở Việt Nam châm cứu cũng đã được ứng dụng và cũng gặt hái được rất nhiều thành công. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp mọi người hiểu rõ châm cứu là gì?


Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh cổ xưa của Trung Quốc. Cho đến ngày nay mọi người đã không còn xa lạ với phương pháp này, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được châm cứu là gì một cách rõ nét. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu vấn đề này.


Châm cứu là gì?:


Châm có nghĩa là dùng vật nhọn (như kim, que nhọn...) đâm vào hoặc kích thích vào huyệt. Còn cứu có nghĩa là dùng nhiệt (hơi nóng) tác động lên huyệt.


Châm và cứu là hai phương pháp chữa bệnh có rất sớm ở phương Đông. Người ta dùng kim thuộc chế thành các loại kim khác nhau, châm ở những bộ phận đặc biệt trên cơ thể con người (huyệt vị); sau khi châm vào da thịt, căn cứ vào bệnh tình và thể chất người bệnh khác nhau mà dùng thủ pháp phù hợp nhằm đạt đến mục đích thông kinh hoạt lạc, khử tà phù chính (khử bệnh tật, nâng cao sức đề kháng của cơ thể) mà chữa bệnh, phương pháp này gọi chung là châm.


Còn cứu dùng lá ngải khô để chế thành ngải nhung, rồi lại dùng ngải nhung chế thành viên to nhỏ như mồi ngải, hoặc cuốn thành điếu ngải, đốt lửa xong trực tiếp hoặc gián tiếp hơ hoặc đặt lên huyệt vị nhất định của cơ thể người bệnh, thông qua sự kích thích ấm nóng này làm cho thông kinh lạc đạt mục đích chữa bệnh và phòng trừ bệnh tật.


Hai phương pháp trên tuy khác nhau nhưng sử dụng huyệt vị giống nhau, có khi cùng châm và cứu, thông thường gọi là phép châm cứu.


Cách thức châm cứu: Châm cứu có 2 cách thức để thực hiện là: dùng vật nhọn đâm vào huyệt (được gọi là tác dụng vật lý học). Hoặc kích thích vào các huyệt (được gọi là tác dụng hóa học).


Dụng cụ châm cứu:


- Kim châm cứu


- Ngãi đốt


- Điện cực


- Đèn hồng ngoại...


Kim châm cứu:


Thời thượng cổ người ta dùng đá mài nhọn để làm kim châm. Sau đó cùng với sự phát triển của kinh tế và kỹ thuật, vật liệu làm kim không ngừng thay đổi, từ kim bằng đá mài đến kim đồng, kim sắt, kim vàng, kim bạc và ngày nay là kim bằng thép không gỉ.


Trong châm cứu hiện nay người ta thường dùng các loại kim sau:


- Hào châm: từ 5 phân đến 3 tấc 5, nhỏ từ số 26 đến 32... thân kim tròn trơn, loại này sử dụng rất rộng trong quần chúng.


- Tam lăng châm: kim 3 khía mũi nhọn để châm cho ra máu.


- Bì phu châm: còn gọi là tiểu nhi châm, là hình thức cầm lấy cán gõ lên vị trí của huyệt, gõ nhiều hay ít tùy theo bệnh, nên gọi là kim Mai hoa. Nó có tác dụng làm cho da mẫn cảm để điều chỉnh kinh lạc được phấn khởi. Đánh mạnh hay nhẹ tùy theo người mập hay ốm. Những bị bệnh ngoài da, bệnh mắt, bệnh dạ dày, ruột, bệnh đau lưng, thần kinh suy nhược dùng trị rất hữu hiệu.


- Hoả châm: loại dụng cụ về ngoại khoa, cán kim làm bằng trúc hay xương. Khi xử dụng dùng gòn bao kim đoạn thoa dầu mè rồi đốt trên lửa đỏ. Khi kim cháy đỏ bỏ gòn châm vào chỗ đau, sau khi châm lập tức lấy kim ra và lấy tay đè lên chỗ đã châm làm cho chỗ đau được hết.


Vậy châm cứu là gì? châm cứu là một phương pháp chữa bệnh sử dụng những công cụ khác nhau như: kim châm, ngải... nhằm kích thích vào các huyệt đạo trên cơ thể với mục đích thông kinh hoạt lạc, điều hòa khí huyết, trừ độc, giải trừ bệnh tật. Châm cứu đang là một phương pháp được nhiều người trên thế giới sùng tin vì những hiệu quả chữa bệnh tuyệt vời của nó.



Các bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết Châm cứu học Trung Quốc.