1. Nguyên tắc điều trị

+ Điều chỉnh, ngăn ngừa, chống mất nước và điện giải và rối loạn thăng bằng kiềm toan.

+ Điều trị nhiễm trùng ruột bằng kháng sinh nếu cần.

+ Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ theo yêu cầu điều trị trong và sau khi hết ỉa chảy.

+ Điều trị triệu chứng và biến chứng nếu có

2. Bù dịch và điện giải

Đánh giá lượng nước mất sơ khởi, thường dựa vào lâm sàng và cân nặng.

2.1.Bù nước và điện giải, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan: tùy thuộc vào độ mất nước và

loại vi khuẩn gây bệnh

- Mất nước nhẹ hoặc trung bình ( còn uống được) cho uống dung dịch điện giải ORS

- Mất nước nặng hay trung bình nhưng ói nhiều không uống được:

Đối với người lớn: Chuyền các dung dịch đẳng trương như Ringer lactat, dung dịch muối

đẳng trương, khởi đầu truyền hết tốc độ cho đến khi bắt được mạch quay (người lớn có thể

chuyền 1 lít trong vòng 10- 15 phút). Sau đó điều chỉnh dịch truyền chậm hơn.

2.2. Điều trị duy trì

Sau khi đã bù số lượng nước mất sơ khởi, cần bù số nước mất thêm sau khi nhập viện, và

lượng nước cần thiết cho nhu cầu bình thường của cơ thể

3. Điều trị nhiễm khuẩn

+ Đối với vi khuẩn sinh độc tố: Không điều trị kháng sinh.

+ Đối với Salmonella: có thể dùng các kháng sinh như: Bactrime, Acid Nalidixic, tuy nhiên

hiện nay kháng sinh thưòng dùng các Fluoroquinolones như:

- Ofloxacine 0,2g x 2 viên / ngày

- Ciprofloxacine 0,5g x 2-3 viên / ngày

4. Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ trong và sau khi hết tiêu chảy

5. Điều trị triệu chứng và biến chứng

- Thuốc cầm ỉa chảy

- Thuốc hấp phụ ( kaolin, than hoạt... ) không có tác dụng

Thuốc á phiện và dẫn xuất á phiện: Làm giảm đau nhưng làm chậm thải vi khuẩn nguy

hiểm với người già và trẻ nhỏ có thể gây tử vong

- Hạ sốt bằng lau mát , lau ấm , cẩn thận khi dùng thuốc hạ sốt ở trẻ nhỏ

- Chống co giật: Nếu kèm sốt cao thì phải hạ nhiệt . Mất nước và rối loạn điện giải thì

phải bồi hoàn, hạ đường huyết thì phải chuyền đường

- Tránh dùng các thuốc nâng huyết áp, trợ tim, cortcoide