Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý liên quan đến rối loạn dung nạp glucose ở nhiều mức độ khác nhau, khởi phát hoặc phát hiện lần đầu khi mang thai. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Bệnh thường xuất hiện khi  mẹ bầu mang thai được 24 đến 28 tuần tuổi.

Dấu hiệu cơ năng

Nhìn chung, các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ rất khó phát hiện. Thêm vào đó, những triệu chứng này có xu hướng biến mất sau khi sinh khoảng 6 tuần. Những dấu hiệu điển hình của tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt:  Lượng glucose cao khiến các mô mắt sưng lên. Tuy nhiên, mờ mắt sẽ nhanh chóng biến mất nếu đường huyết được đưa về mức bình thường.
  • Khát nước liên tục: Mẹ bầu cảm thấy thèm uống nước hơn bình thường. 
  • Tiểu tiện nhiều lần trong ngày: Đây là hệ quả của việc khát nước, khô miệng liên tục.
  • Miệng khô: Cảm giác khô miệng thường đi đôi với khát nước. Mẹ có xu hướng uống nhiều nước hơn để thoát khỏi tình trạng cổ họng khô khốc, khó chịu.
  • Tăng cân quá nhanh: Do lượng đường trong máu của mẹ cao nên tuyến tụy của em bé sẽ tăng sản sinh insulin để sử dụng lượng đường này. Điều này dẫn đến tình trạng em bé lớn quá nhanh, kéo theo cân nặng của mẹ tăng theo.

Tham khảo kỹ hơn ở: https://aplicaps.vn/tieu-duong-thai-ky-co-nguy-hiem-khong/