Ai đau dạ dày thì hay uống tinh bột nghệ, viên nghệ mật ong. Mình cũng đang uống. Nhưng uống vậy thôi thì không sống qua ngày được :D. Phải ăn, phải uống như người thường nữa:)). Mà ai bị đau dạ dày thì biết rồi, kén ăn vô cùng. Nhiều khi đau dạ dày quá, chỉ ăn cho no thôi chứ thật ra cũng không ngon miệng. Phải kiêng cữ đủ thứ, có khi nhịn ăn thứ mình thích nữa.



Nhưng phải ăn uống có khoa học thì từ từ mới giảm bệnh được. Đau dạ dày không chữa dứt hẳn được, và cần có một quá trình kiêng cữ lâu dài. Thế nên các mẹ, ai đang bị đau dạ dày, hoặc có người thân bị đau dạ dày, thì áp dụng theo "thực đơn" sau đây, để vừa được ăn ngon, bổ, vừa tốt cho dạ dày, hỗ trợ điều trị hiệu quả :D



ĐAU DẠ DÀY THÌ ĂN GÌ?



1. Cháo hạt sen



Nguyên liệu: Hạt sen 100g; Củ mài 50g; Quả hồng xiêm non 15g; Đường phèn 20g


Cách làm:


Quả hồng xiêm non giã giập cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã.


Hạt sen, củ mài: sấy khô tán bột, cho vào nước quả hồng xiêm quấy đều đun trên lửa nhỏ, cháo sôi kỹ cho đường phèn vào đun tiếp khi tan hết đường là được.


Ăn 3 lần/ngày trong lúc đói và khi cháo còn nóng. Ăn liên tục trong 2- 3 ngày. Nếu ăn thường xuyên món này rất tốt.



2. Cháo phật thủ đường phèn



Nguyên liệu: Quả phật thủ 15g; Đường phèn 15g; Gạo lức 100g


Cách làm: Phật thủ được rửa sạch, cho nước đun, bỏ bã lấy nước. Sau đó cho gạo lứt đãi sạch, đường phèn vào nấu cháo. Ngày nên ăn 1 bát và chia làm vài lần.



3. Cháo thịt dê cao lương





Nguyên liệu: Thịt dê 100g; Gạo cao lương 100g; Muối ăn vừa đủ


Cách làm: Thịt dê rửa sạch thái quân cờ, cho cùng gạo cao lương đãi sạch, nước 1 lít nấu loãng, cho chút muối. Chia ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 bát.



4. Cháo rau sam



Nguyên liệu: Rau sam 30g; Búp ổi non 20g; Quả hồng xiêm non 10g; Gạo 30g; gia vị


Cách làm:


Rau sam, búp ổi, quả hồng xiêm non cho vào nồi thêm nước đun sôi thật kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Gạo xay thành bột mịn, cho vào nước rau sam quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho bột gia vị vào.


Ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày sẽ có hiệu quả tốt.



5. Món khoai tây nấu bạch cập



Thành phần: Nước khoai tây 100ml, vị thuốc bạch cập 100g, một ít mật ong


Cách làm: Bạch cập tán bột, nước khoai tây và bột bạch trộn đều với mật ong dùng dần.


Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng một muỗng canh, dùng trong 2 tuần lễ. Thích hợp dùng cho người bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng xuất huyết.



6. Canh bao tử heo nấu tiêu





Thành phần: 1 bao tử heo, một ít tiêu, 60g đậu phộng, gia vị


Cách làm: Bao tử heo làm sạch, rồi cho tiêu và đậu phộng vào bao tử heo, thêm nước, hầm với lửa lớn cho đến khi bao tử chín thì nêm gia vị. Chia vài lần dùng, có tác dụng dưỡng vị (bồi bổ cho dạ dày), bổ khí



7. Những món khác nên ăn:
cà rốt, bắp cải, khoai tây, khoai lang, rau bó xôi, bí ngô...



VÀ UỐNG GÌ?



1. Nước ép bắp cải:





Cải bắp bóc từng lá (không bỏ lá xanh), rửa nhiều lần nước cho sạch. Chần trong nước sôi. Vớt ra để ráo. Dùng bàn ép, ép lấy nước. Bã bỏ đi. 1kg cải bắp tươi cho từ 500 - 700 ml nước ép.



Nước ép thu được nên bỏ tủ lạnh vì nước ép này rất nhanh thiu, vì trong nước cải bắp có hợp chất sunfua.



Trung bình 1.000 ml chia làm nhiều lần uống, mỗi lần 200 - 250 ml, uống thay nước. Có thể pha thêm đường, muối, uống nóng hay lạnh tùy theo khẩu vị. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng, kèm theo chế độ dinh dưỡng và lao động thích hợp. Có những trường hợp loét tá tràng 14 - 20 năm cũng chữa được lành. Nhưng đối với ổ loét quá sâu thì tác dụng ít.



2. Nước ép cà rốt bạc hà:



Cà rốt rửa sạch để nguyên vỏ, cắt khoanh, đun chín với 4 tách nước và một muỗng nhỏ lá bạc hà khô (hoặc một nhúm lá bạc hà tươi).


Nghiền cà rốt qua rây và uống khi còn nóng. Có thể thêm một lát gừng tươi để tăng tác dụng xoa dịu hoặc một chút nước chanh cho dễ uống.



3. Trà gạo:



Đun 1/2 tách gạo với 6 tách nước trong 15 phút. Lọc bỏ gạo và cho thêm một chút mật ong hay đường vào trà và uống nóng.



4. Giấm táo:



Hỗn hợp gồm một muỗng canh giấm táo, một tách nước nóng và một muỗng mật ong sẽ làm dịu cơn khó tiêu, có thể làm êm các cơn đau quặn và đầy hơi. Thức uống này còn ngăn chặn triệu chứng xót rát dạ dày.



5. Sữa chua:



Nên chọn sữa chua không đường, không béo và không mùi.



6. Trà lá thì là:



Dùng trà thì là hoặc nhai vài hạt thì là khô (hay vài nhánh tươi) sẽ giúp tiêu hóa, giảm no hơi, xoa dịu cơn đau thắt và ngăn nôn ói.



Mình tổng hợp để các mẹ tham khảo.:o)