Dưới đây là những gì tôi sưu tầm được.


Cách 1.


Dùng thuốc xịt mũi Agenytin 15ml của Công y TNHH Dược phẩm Hà Thành (8k/lọ), mua luôn 3 lọ dùng để xịt mũi:


(Thành phần thuốc: cây Ngũ sắc - còn gọi là cây Cứt lợn, Ké đầu ngựa, Tân di hoa)


(Nếu bạn không nhớ tên thuốc, cứ bảo người bán thuốc lấy thuốc xịt mũi chiết suất từ cây Cứt lợn)


- Xịt ngày 3 lần, lắc đều trước khi xịt (xịt thuốc theo phương thẳng đứng, không nghiêng đầu sang trái phải, có thể ngửa đầu ra sau để hơi xịt đi sâu vào bên trong mũi hơn). Sẽ rất cay mũi nhưng bạn chịu khó để có thể khỏi bệnh này vĩnh viễn.


- Vệ sinh mũi hàng ngày vào buổi tối: hỷ mũi bằng nước sạch (hít nước sạch vào 2 cánh mũi, dùng tay chặn 1 bên cánh mũi hỷ bẩn ra lần lượt từng bên, làm vậy vài lần để mũi sạch bụi bẩn trong ngày đã hít thở vào), sau đó xịt thuốc 1 lần. Việc vệ sinh mũi hàng ngày góp phần quan trọng để phát huy tác dụng của thuốc;


- Vì thuốc không có tác dụng thông mũi tức thời nên bạn bị khó thở bởi chứng xoang mũi, bạn hãy xịt thuốc này trước, sau đó nhỏ thuốc nhỏ mũi Naphazolin (2k/lọ) để giải quyết tình trạng khó thở tạm thời;


- Dùng liên tục hết 3 lọ sẽ chấm dứt bệnh. Nếu không khỏi thì không cần dùng tiếp. Nếu khỏi, vào những ngày thời tiết thay đổi khiến bạn khó thở, chỉ cần xịt thuốc 1 - 2 lần sẽ thấy tác dụng.



Cách 2.


Viêm xoang mãn tính


Bài thuốc “Thương nhĩ tán”, gồm:


- Thương nhĩ tử (loại hạt có gai) đã sao cháy gai 40g;


- Bạc hà diệp phơi khô 3g;


- Bạch chỉ 20g;


- Tân nhi (tức búp đa lông) 12g.


Trộn đều thuốc đem sắc lấy nước uống như thông thường, cần chú ý uống lúc nước thuốc còn nóng. Trước khi uống thì ăn một cọng hành tươi.


Uống thuốc chừng bảy thang sẽ cho kết quả rõ rệt.


Nguồn:
http://www.phapluatvn.vn/xa-hoi/suc-khoe/201302/Luong-y-o-an-mach-bai-thuoc-tri-viem-loet-da-day-2075019/



Cách 3.


Cây Giao chữa viêm xoang (đun cây Giao tươi lên và xông)


Thu hái: Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.


Cách làm:


1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc).


2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.


3. Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.


Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.


Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.


Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh.


Một lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.


Nguồn:
http://www.phapluatvn.vn/xa-hoi/suc-khoe/201212/Bai-thuoc-tu-che-vinh-biet-benh-xoang-khong-ton-tien-2073739/



Cách 4.