Bàn chân lở loét là một trong những biến chứng nguy hiểm thường thấy ở người bệnh tiểu đường. Tình trạng này nếu không được chăm sóc tốt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của bệnh nhân.Vì vậy, khi có dấu hiệu loét ở bàn chân, bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc được hướng dẫn trong bài viết này, để tránh những biến chứng nặng hơn như hoại tử phải cắt cụt chân.

hình ảnh

Tại sao bệnh đái tháo đường gây lở loét bàn chân?

Loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường thường xuất phát từ 3 nguyên nhân chính:

a. Tổn thương thần kinh ngoại biên

Khi nồng độ đường huyết cao trong một thời gian dài, các dây thần kinh bị hư hại. Người bệnh sẽ giảm hoặc mất dần cảm giác nóng, lạnh, và đau.

Diễn tiến thông thường là ban đầu bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác nóng ran, bỏng rát… ở bàn chân. Sau một thời gian, bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác tê, đau và dần dần giảm và mất cảm giác bàn chân. Mất cảm giác dẫn đến bệnh nhân không chú ý các vết thương, vết cắt ở bàn chân, dẫn đến không xử lý kịp thời, nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng lên.

Ngoài ra, các cơ tại vị trí này cũng không hoạt động một cách bình thường, vì thần kinh cơ bị tổn thương. Chân của người bệnh sẽ không được thẳng và tạo ra áp lực lên những vùng chịu ảnh hưởng. Từ đó, tổn thương chân có thể lan rộng tại một số vị trí của bàn chân.

b. Bệnh động mạch ngoại vi

Khi đường huyết trong máu tăng, nó dẫn đến xơ cứng động mạch và thu hẹp các mạch máu. Tình trạng này kéo dài gây bệnh xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch giảm cung cấp máu và oxy cần thiết đến chân.

Bên cạnh đó, khi lưu lượng máu giảm, oxy, các chất dinh dưỡng, các tế bào bạch cầu đến chân kém đi làm giảm khả năng miễn dịch, giảm khả năng tự chữa lành của cơ thể. Vết loét cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để chữa lành do thiếu các yếu tố đông máu tại vị trí tổn thương.

Lưu lượng máu giảm ở phần tay và chân được gọi là bệnh động mạch ngoại vi (peripheral vascular disease). Nếu bạn bị viêm mà không được chữa lành trong một khoảng thời gian, vị trí viêm ấy sẽ dẫn tới loét và hoại tử.

c. Giảm hệ thống miễn dịch

Bệnh tiểu đường vừa là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, vừa ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đồng nghĩa với việc giảm quá trình xây dựng các tế bào da mới và loại bỏ các mô chết,

Hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng cũng làm giảm khả năng gửi các tế bào bạch cầu của cơ thể để chống lại vi khuẩn gây bệnh loét chân. Hậu quả là vết thương khó liền hơn, càng ngày càng nhiễm trùng nặng, tạo ra các ổ loét, hoại tử ở bàn chân nhiều hơn.

5 Năm bước chăm sóc bàn chân bị lở loét do đái tháo đường

Để bàn chân lở loét lành nhanh thì quy trình chăm sóc vết loét hàng ngày chiếm vai trò quan trọng nhất. Bạn cần tuân thủ theo 5 bước như sau:

1. Kiểm soát đường huyết

Vì nguyên nhân loét bàn chân là do đường huyết tăng cao trong một thời gian dài, nên bước đầu tiên trong chăm sóc loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là phải giữ cho mức đường huyết trong khoảng khuyến cáo của bác sĩ điều trị.

Tuân thủ đúng những lời khuyên của bác sĩ về dinh dưỡng, thể dục và dùng thuốc.

2. Loại bỏ bị vật, mô hoại tử tại vết loét

Khi bị loét bàn chân tiểu đường, cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra tình trạng vết loét. Nếu vết loét đã hoại tử hoặc có dị vật bên trong, bệnh nhân sẽ được dùng nước muối hoặc các dung dịch sát trùng để làm sạch vết loét. Sau đó, các mô hoại tử hay dị vật cần được lấy ra khỏi vết loét để giảm thiểu khả năng nhiễm trùng vết loét.

3. Sát khuẩn vết loét

Loét bàn chân có nguy cơ  nhiễm trùng cao dẫn tới áp xe hoặc phải cắt cụt chi. Vì vậy, cần sát trùng chúng mỗi ngày bằng các dung dịch sát trùng phù hợp.

Sau khi đã được xử lý tại các cơ sở y tế, nhiệm vụ của bệnh nhân loét bàn chân do đái tháo đường là tiến hành giữ vệ sinh và sát trùng vết loét hằng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn.

Khuyến cáo nên lựa chọn dung dịch sát khuẩn có phổ kháng khuẩn rộng để phòng ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, các dung dịch này cũng cần dịu nhẹ và không gây ảnh hưởng đến các tế bào hạt. Từ đó kích thích quá trình lành thương nhanh hơn và hạn chế để lại sẹo.

Không nên sử dụng các dung dịch chứa cồn, oxy già cho vết thương hở vì các dung dịch này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại gây xót, làm tổn thương các tế bào hạt, nguyên bào sợi, tiêu diệt luôn cả các tế bào bạch cầu, tiểu cầu… khiến cho vết thương chậm lành hơn rất nhiều.

4. Dưỡng ẩm vết loét

Khi bề mặt vết loét đã khô se, không còn tình trạng chảy dịch hay mủ, vết loét đang lên da non nên cần được duy trì độ ẩm phù hợp. Tình trạng quá khô hay quá ẩm cũng làm chậm quá trình lành vết loét. Vì vậy, lựa chọn một loại kem dưỡng ẩm cho vết loét là một điều cần thiết.

Một số loại kem dưỡng ẩm thường dùng là: Vaselin, Lanolin, Vitamin E, Dizigone Nano Bạc.

5. Băng vết loét

Các hydrogel, hydrocolloid, băng bông bọt là những vật phẩm thích hợp cho vết thương sâu, có hang hốc. Vết thương có mùi hôi thối thì cần đến than hoạt tính chống vi khuẩn yếm khí và khử mùi khó chịu.

Nếu vết loét đã liền thì không cần băng bó nữa.

Nguồn viendalieu.com.vn