Bệnh trĩ là một căn bệnh rất phổ biến trong dân số. Tuy nhiên, các triệu chứng lại khá đặc trưng, dễ phát hiện nên có thể chữa bệnh trĩ tại nhà ở mức độ nhẹ và cần được thực hiện cẩn trọng, đúng cách.


Bệnh trĩ là gì?



webtretho


Bệnh trĩ là hiện tượng các búi tĩnh mạch trĩ ở vùng trực tràng phình ra và gây đau. Trĩ thường xuất hiện ở hai vị trí khác nhau, gọi là trĩ nội và trĩ ngoại. Các tĩnh mạch trĩ bên trong hậu môn sưng to hình thành nên trĩ nội. Trĩ nội thường không thấy và cảm nhận được như trĩ ngoại trừ khi bệnh trở nên nặng nề, búi trĩ nội sa ra ngoài. Ngược lại, nếu các tĩnh mạch bên ngoài rìa hậu môn sưng lên thì gọi là trĩ ngoại. Trĩ ngoại có thể nhìn thấy được ở xung quanh vùng ngoài hậu môn và có thể cảm nhận được.


Dấu hiệu của bệnh trĩ


Triệu chứng thường gặp của trĩ là chảy máu. Các hình thức chảy máu rất khác nhau. Lúc đầu, bạn có thể thấy máu đỏ tươi theo sau phân hoặc trên giấy vệ sinh sau khi lau, máu cũng có thể nhỏ giọt sau khi đi cầu. Giai đoạn bệnh trĩ nhẹ, máu chỉ xuất hiện khi táo bón, khi đại tiện phải rặn.


Về sau, máu chảy thường thường xuyên hơn và lượng máu cũng nhiều hơn. Khi bệnh trĩ đã phát triển qua giai đoạn nặng, người bệnh sẽ thấy máu chảy mỗi lần đi đại tiện và lúc quan sát bồn cầu sau mỗi lần đi cầu. Trong những trường hợp bệnh trĩ nặng, máu có thể chảy thành tia, người bệnh mất nhiều máu hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp những triệu chứng mất máu nghiêm trọng như ngất, hoa mắt, chóng mặt.


Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà



Nếu như bạn mặc bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ thì có thể áp dụng các cách chữa trĩ dưới đây. Những người mắc trĩ với giai đoạn nặng hơn thì vẫn có thể kết hợp cùng với thuốc, phẫu thuật để việc chữa trị đạt hiệu quả cao hơn.


Ngâm hậu môn trong nước ấm


Ngâm nước ấm là cách rất tốt làm giảm sưng và đau. Bạn ngâm hậu môn trong nước ấm 3 lần mỗi ngày và sau mỗi lần đi cầu. Thời gian ngâm tối thiểu 15 phút để việc chữa trị đạt được hiệu quả cao hơn.


Thay đổi thói quen ăn uống


webtretho


Uống nhiều nước, nước trái cây để giúp phân mềm và dẻo giúp việc đi cầu dễ dàng hơn. Ăn nhiều rau xanh và trái cây cũng giúp bổ sung chất xơ. Chất xơ có đặc tính hút nước, làm phân xốp và mềm hơn. Bên cạnh đó, chất xơ giúp kích thích thành ruột và làm tăng nhu động ruột tăng co bóp để tống phân ra ngoài.


Một số loại rau xanh, trái cây đặc biệt hiệu quả với chứng táo bón như rau lang, rau mồng tơi, thanh long, bưởi, đu đủ chín và chuối chín. Bạn cũng nên hạn chế uống cà phê và nước trà đặc vì có thể làm bạn táo bón hơn.


Hạn chế ngồi


Ngồi quá lâu trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên các búi tĩnh mạch trĩ, gây giãn quá mức và gia tặng bệnh trĩ. Nên thường xuyên thay đổi tư thế, nghỉ ngơi đi lại vận động hơn. Khi ngồi cầu, bạn nên đặt chân trên một chiếc ghế cao tầm 15cm để giúp bạn giảm bớt sức căng cho trĩ và không nên ngồi vệ sinh lâu hơn 5 phút.


Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp trị bệnh trĩ như
chữa trĩ bằng lá vông
, lá tía tô, đu đủ,… Đây đều là những bài thuốc từ dân gian với nguyên liệu từ thiên nhiên, an toàn đối với sức khoẻ mà đem lại hiệu quả cao.


Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn ích cho bạn trong quá trình chữa bệnh. Bệnh trĩ không khó để chữa khỏi, chỉ cần bạn đủ kiên trì thì chắc chắn sẽ thành công. Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ!