1. Chất lượng của sữa mẹ :


Sữa mẹ là một thực phẩm “toàn năng” vì có đủ cả bốn nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ cho một cơ thể người. Chất đường trong sữa là đường lactose rất dễ tiêu hóa. Chất đạm trong sữa mẹ có giá trị sinh học rất cao nên cơ thê’sử dụng được hoàn toàn. Chất béo chứa nhiều trong phần sữa mẹ gọi là sữa sau. Khi trẻ bắt đầu bú thì vú mẹ tiết ra sữa đầu có màu trắng trong chứa nhiều nước và các kháng thể, một lúc sau sữa mẹ sẽ trắng đục dần do chứa nhiều chất béo chính là sữa sau. Chất béo cung cấp năng lượng rất cao đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Trong sữa mẹ có đầy đủ tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể trẻ, đặc biệt tỷ lệ canxi /phospho trong sữa mẹ có một tỷ lệ hợp lý nhất để hấp thu khoáng chất tối đa, giúp xây dựng và tăng cường hệ thống xương và răng của trẻ.


Ngẫm nghĩ về tạo hóa cũng hay. Em bé chỉ cần có sữa mẹ trong những tháng đầu đời là có được sự phát triển vượt bực về mọi mặt, mà không cần bất cứ một loại thức ăn nào, kể cả nước.


2. Sữa mẹ có Taurin, DHA, ARA, … không?


Sữa mẹ có tất cả những thành phần dinh dưỡng mà các bạn đọc thấy trên những hộp sữa bột nhưng với số lượng các chất khác nhau (tất nhiên là sữa người phải khác sữa bò, sữa công nghiệp) . Không những thế, khi khoa học tiến bộ tìm ra trong sữa mẹ có một chất dinh dưỡng mới nào từ trước giờ chưa biết … thì các hãng sữa bột sẽ nghiên cứu cách thêm chất này vào trong sữa và quảng cáo ồn ào lên về giá trị của dưỡng chất mới bổ sung. Điều này có nghĩa là sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá nhưng ít thấy ai quảng cáo, tiếp thị (!)


3. Sữa mẹ so với sữa bò như thế nào?


So về thành phần và số lượng các chất dinh dưỡng chính thì trong sữa mẹ và sữa bò có sự chênh lệch khác nhau một chút. Sữa bò có hàm lượng chất đạm, chất béo, can xi cũng như chất sắt, năng lượng … cao hơn sữa mẹ, vì bò con cần sự phát triển cơ bắp, sức vóc để đi cày, kéo gỗ… còn trẻ sơ sinh không chỉ cần lớn mà còn cần phát triển các giác quan và trí thông minh. Mặt khác, do hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sữa bò không phù hợp với người nên tỷ lệ hấp thu các chất kém, còn sữa mẹ được hấp thu hoàn toàn. Vì vậy mới nói “Sữa bò dành cho bê, sữa mẹ dành cho bé”. Điều này cũng giải thích một số trường hợp trẻ bú bình tăng cân nhiều hơn trẻ bú mẹ, tuy nhiên còn phải xét đến các yếu tố khác như trẻ bú bình nhanh hơn bú mẹ, số lượng sữa bình ép được nhiều hơn .v.v… Cũng cần lưu ý là sữa bò thường gây ra tình trạng dị ứng, còn sữa mẹ thì luôn phù hợp với mọi trẻ em.


4. Sữa mẹ có nóng không? Khi trẻ lớn sữa mẹ có xấu đi không? Mẹ gầy ốm sữa mẹ có kém chất lượng không?


Sữa mẹ luôn ấm 37 độ C, đảm bảo chất lượng từ lúc sanh cho đến khi lớn và không bao giờ có gì xấu cho trẻ cả. Sữa mẹ ít hay nhiều, đủ hay thiếu chất dinh dưỡng, phụ thuộc tình trạng dinh dưỡng và chế độ ăn của bà mẹ cũng như mức độ ngậm mút vú mẹ thường xuyên của bé tạo ra. Mẹ gầy ốm, ăn kém thì chất lượng sữa sẽ kém hơn người đủ dinh dưỡng, mặc dù cơ thể có cơ chế lấy thêm các chất cần thiết trong cơ thể mẹ để tạo sữa cho trẻ. Mẹ cho con bú sữa mẹ thì mẹ mới giảm cân được, còn khi thiếu chất quá thì mẹ sẽ bị còng lưng do loãng xương, hư răng vì thiếu canxi, xanh xao vì thiếu máu thiếu sắt… Sữa mẹ muốn tạo ra nhiều phải cho trẻ ngậm mút vú thường xuyên ngày cũng như đêm, giữ tinh thần thoải mái vô tư , ăn uống đầy đủ và không lo buồn, giận hờn thì mới tốt.


Cũng chú ý cần cho bé bú cả sữa đầu (sữa trong những phút đầu- trong veo do nhiều nước và nhiều kháng thể) lẫn sữa sau (sữa tiếp theo sữa dầu – trắng đục hơn do chứa nhiều chất béo) để bé nhận đủ các chất dinh dưỡng. Không nên bú chút bên phải rồi chút bên trái thì trẻ chỉ tịan b sữa đầu, sẽ thiếu năng lựợng và chậm lên cân.


5. Lợi ích của sữa mẹ:


Ngoài khía cạnh dinh dưỡng, việc cho con bú sữa mẹ còn có nhiều lợi ích khác như sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật, vệ sinh an toàn hơn, nâng niu tình cảm mẹ con để trẻ có được sự phát triển tinh thần, trí tuệ bình thường, … Việc cho bú mẹ còn giúp người mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng bình thường (do lấy hết mỡ và nhiều “chất bổ” trong người ra làm sữa) và lâu có kinh, chậm mang thai trở lại.v.v…


6. Yếu điểm duy nhất của sữa mẹ:


Lượng vitamin K trong sữa mẹ hơi thấp hơn so với sữa bò, trẻ bú mẹ hoàn toàn có nguy cơ bị thiếu vitamin K cho nên trẻ sơ sinh vừa ra đời tại bất kỳ nhà hộ sinh nào cũng được tiêm một mũi vitamin K1 để phòng ngừa chứng xuất huyết sau sinh.


Vàng da do sữa mẹ cũng là một chẩn đoán mà bác sĩ sản nhi kết luận trong những trường hợp trẻ bú mẹ có vàng da nhạt kéo dài trên 21-30 ngày tuổi. Những trẻ này ngoài triệu chứng vàng da vàng mắt rất nhạt thì không có bất thường gì khác, vẫn bú ngủ tiêu tiểu bình thường và phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ. Cho trẻ sơ sinh phơi nắng sáng sẽ giúp làm giảm và mau chóng hết vàng da


Sưu Tầm


Trả Lời Với Trích Dẫn