1.Biến chứng

-Tăng nhãn áp

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn người bình thường khoảng 40%. Người bệnh càng lâu năm thì khả năng biến chứng xảy ra càng cao.

Các triệu chứng của tăng nhãn áp bao gồm: nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, mờ mắt, nhìn thấy quầng sáng trước mắt… 

-Đục thủy tinh thể

Khi bị đục thủy tinh thể, mắt sẽ mờ như có màn sương mù phía trước khiến bạn nhìn không rõ. Với người đái tháo đường, khả năng đục thủy tinh thể khoảng 60%.

Trước kia, bệnh đục thủy tinh thể thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên ngày nay có xu hướng xuất hiện ở cả người trẻ tuổi.

-Võng mạc

Có 2 loại bệnh võng mạc

  • Bệnh võng mạc không tăng sinh: là bệnh võng mạc thường gặp ở người đái tháo đường. Các mao mạch phồng lên làm tắc nghẽn các mạch máu nuôi võng mạc. Chất dịch lỏng thấm qua thành mạch làm sưng điểm vàng (trung tâm võng mạc) gây phù hoàng điểm. Giai đoạn này, mắt bị mờ và có khả năng mất thị lực. Người bệnh đái tháo đường phát hiện bệnh và điều trị sớm có cơ hội cao sẽ phục hồi thị lực.
  • Bệnh võng mạc tăng sinh: Các mạch máu nuôi võng mạc bị tắt nghẽn. Võng mạc tiết các chất kích thích gia tăng sự hình thành mạch máu mới. Những mạch máu này rất dễ vỡ, gây ra xuất huyết và bong võng mạc dẫn đến mất thị lực. Bệnh võng mạc tăng sinh ở người đái tháo đường có thể điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật chiếu laser khi chưa xảy ra xuất huyết. Với trường hợp bong võng mạc phức tạp, có thể phẫu thuật loại bỏ thủy dịch

2.Cách phòng ngừa

-Duy trì đường huyết và kiểm soát huyết áp ổn định

-Biến chứng thường không biểu hiện triệu chứng nên người bệnh đái tháo đường cần khám mắt toàn diện ít nhất một lần mỗi năm.

-Thường xuyên tập thể dục thể thao, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp ngăn ngừa tình trạng giảm thị lực.

-Đặc biệt cần đi khám ngay nếu có những biểu hiệu sau: nhìn mờ, đau mắt, mắt có hình ảnh ruồi bay,...