Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn mang mầm bệnh virus Dengue đốt. Vậy khi bị sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

Hiểu rõ về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường máu. Virus Dengue lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh thường phát nhanh chóng thành dịch vào những mùa mưa khi muỗi vằn - nguồn lây bệnh phát triển mạnh mẽ.

Sốt xuất huyết độ I

Mức độ khởi phát khi virus đã ủ bệnh từ trước. Sốt thường kéo dài 2 – 7 ngày, sốt từng cơn. Cách 4-6 tiếng sẽ sốt lại kèm theo các dấu hiệu như nhức đầu, đau người, chân tay nhức mỏi.

Sốt xuất huyết độ II

Xuất hiện các nốt đỏ xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ, mí mắt, chảy máu chân răng.

Sốt xuất huyết độ III

Có dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc mạch nhanh, người yếu dần, mệt lã, sốc mất nước do sốt nhiều ngày.

Sốt xuất huyết độ IV

Giai đoạn tiến triển nặng, Sốc sốt xuất huyết, mạch nhỏ khó nắm bắt, huyết áp không đo được.

Bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên, thường trong 3 ngày đầu. Kiểm soát nhiệt độ cho bệnh nhân. Khi tiến triển nặng hơn phải di chuyển ngay tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi

Bị sốt xuất huyết phải làm sao

Sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc điều trị, vậy thì sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Tùy vào thể trạng và tình trạng của bệnh nhân có thể điều trị tại nhà hoặc nặng hơn phải điều trị tại viện. Những điều nên làm khi bị sốt xuất huyết:

  • Theo dõi diễn biến bệnh nhân
  • Theo dõi nhiệt độ bệnh nhân
  • Cho bệnh nhân nghỉ ngơi
  • Lau mát người cho bệnh nhân.
  • Cho bệnh nhân uống nhiều nước, sử dụng thêm Oresol bù nước điện giải.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol nếu bệnh nhân sốt trên 38,5 C. Sử dụng không quá 3000 mg/ngày. Cách 4-6 tiếng sử dụng 1 lần.
  • Không sử dụng Aspirin, Ibuprofen để hạ sốt vì có nguy cơ xuất huyết

Sốt xuất huyết nên ăn gì cho nhanh khỏi

Nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng tùy thuốc vào từng bệnh nhân như: Tuổi, mức độ nhiễm sốt xuất huyết. Các loại dưỡng chất cần bổ sung khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết như:

  • Protein: Cần được cung cấp đạm (protein) cao hơn bình thường. Nhưng trong giai đoạn này thường mất cân bằng ăn uống nên khả năng ăn uống của người bệnh không đáp ứng được.
  • Lipid và cacbohydrat: Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu khi bị sốt xuất huyết. Tránh sử dụng mỡ động vật vì khả năng gây khó tiêu.
  • Nước: Yếu tố quan trọng trong bệnh nhân sốt xuất huyết. Phải đảm bảo bệnh nhân cung cấp đủ lượng nước.
  • Các loại vitamin và muối khoáng: Kẽm, Canxi, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin D, Vitamin E.
Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏiTheo dõi nhiệt độ, bù nước cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có truyền nước được không?

Việc bổ sung nước kịp thời bằng dịch truyền bù điện giải là cần thiết để chống sốc. Vì cơ chế sốt dài ngày làm bệnh nhân mất nước trầm trọng. Khi không đủ lượng nước nuôi cơ thể, bệnh nhân thường có biểu hiện tụt tiểu cầu dẫn đến sốc sốt xuất huyết. Việc sử dụng dịch truyền cho bệnh nhân sốt xuất huyết cần được có sự chỉ định của bác sĩ. Vì từng giai đoạn của bệnh, từ 7-10 ngày là giai đoạn thoát dịch bệnh nhân có khả năng tái hấp thụ. Việc sử dụng dịch truyền có nguy cơ gây lượng dịch trong cơ thể dư thừa dẫn đến tràn dịch màng phổi, phù phổi và các biến chứng nguy hiểm.

Việc tính toán tốc độ truyền dịch, truyền dịch gì, truyền dịch như thế nào, số lượng tải trọng dịch truyền bao nhiêu sẽ do bác sĩ phụ trách chỉ định trên từng bệnh nhân cụ thể. vì vậy, truyền nước biển khi bị sốt xuất huyết cần được bác sĩ xem xét và chỉ định thực hiện. Tránh việc tự ý truyền dịch bừa bãi, rất dễ dẫn đến nguy hiểm.

Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi

Việc bù nước cho bệnh nhân sốt xuất huyết vô cùng quan trọng

Những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

  • Không sử dụng các loại nước ngọt có gas
  • Không tự ý sử dụng Aspirin, Ibuprofen
  • Không cạo gió cho bệnh nhân
  • Không ăn trứng
  • Không ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Không để muỗi tiếp xúc vì có nguy cơ lây nhiễm cho người khác
  • Không sử dụng các chất kích thích như: Trà, cà phê, thuốc lá, rượu, bia
  • Không ăn đồ cay nóng
  • Không ra ngoài gió, tắm nước lạnh vì khiến bệnh trở nặng thêm

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần tuân theo hướng dẫn các bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc. Bổ sung nước, chất dinh dưỡng và theo dõi bệnh nhân là cách tốt nhất và hiệu quả đối với bệnh nhân lúc này.