Trong Đông y, bệnh lý có thể sinh ra do nhiều nguyên nhân, có thể do lục tà (khí ở bên ngoài), bệnh có thể do một nguyên nhân bên trong, chẳng hạn như do tình chí, cũng như là thất tình, bảy loại cảm xúc, xúc cảm của mình. Bác sĩ Lương Lễ Hoàng sẽ chia sẻ những chi tiết cốt lõi về bệnh đau dạ dày nói chung và viêm loét dạ dày hiện nay. 

Có một cái tình chí mà hiện nay thế kỷ XXI của mình có lẽ nó chiếm ưu thế đó là cái LO SỢ.

Nỗi lo sợ. 

Cũng theo Đông y, cái ƯU TƯ hay LO là đưa tới cảm giác SỢ. khó có một người nào không lo mà sợ. Cũng như không có người nào chỉ lo mà không sợ.

Nhưng mà cảm giác lo sợ đó, sở dĩ ở cái thế kỷ này, ở cái thời đại của mình nó lấn lướt hơn các cảm xúc khác, tại sao?

Tại vì cái cuộc sống của mình hiện nay đang tạo rất nhiều điều kiện để người ta phải lo sợ.Nếu mà phân tích ngược lại, chẳng hạn như có một cái bài viết rất hay ở trên cái tờ báo của bên Mỹ là người ta tìm cách tái tạo lại cái đời sống của cái người tiền sử. Khi người ta phân tích thì người ta phát hiện người tiền sử khác với mình chỗ nào?

Thứ nhất, người tiền sử có một trái tim lớn hơn nhưng không dày hơn. Trái tim tiền sử là gì, họ phải chạy săn bắt hoặc là họ rượt theo con thú để bắt con thú hoặc là họ bị con thú rượt, do đó họ phải chạy suốt ngày. Khi người ta tìm cái xác của đời xưa, người ta phân tích, người ta phân tích lại, tìm dấu vết lại, người ta vẽ lại. Người ta lấy làm lạ là trái tim của của người hồi xưa lớn hơn trái tim của mình nhưng nó không có dày như những người bị suy tim. Nhờ trái tim của người đời xưa lớn như vậy, nên mỗi lần nó co bóp cái lực của nó mạnh hơn. Kết quả là nó không cần phải co bóp liên tục, mà nó co bóp chậm hơn nhưng mạnh hơn.

Thứ hai, một điểm nữa là người ta thấy cái người đời xưa họ không có ăn uống ít như mình hiện nay đâu. Cái lượng thực phẩm trong bao tử của họ nhiều lắm. Và họ cũng không hề ăn theo kiểu thiên nhiên rau cải không đâu, mà họ sẽ ăn đủ hết, đụng gì họ ăn nấy. Thế thì họ phân tích ra trong máu của họ có những cái bệnh mà mình đang gọi bây giờ là bệnh thời đại như tăng cholesterol, axit uric.

Từ đó người ta suy ra rằng, cái khác biệt giữa người tiền sử đó, thì họ bị con thú rượt hay họ rượt con thú để săn bắn nhưng hình như họ không có lo sợ nhiều bằng chúng ta bây giờ.

Còn hiện nay mình không có bị con thú nào rượt hết, nhưng mình sống dường như có nhiều người triền miên lo sợ. Ví dụ vui: lo là con tôi không có trường học, ra trường không có chỗ làm, lo tranh đấu tới nay cái sổ đỏ (nhà đất) chưa được hợp thức hóa,.. Tất cả những cái đó là cái vòng lẩn quẩn làm cho người không sợ đến độ như bị con thú rượt.

Do đó, cái sợ sinh tồn đó là cái sợ không đáng ngại bằng hiện nay người ta không đến độ phải chết vì người ta không có cuốn sổ đỏ (nhà đất), nhưng người ta chết nửa đời người vì nó là có. Thì cái sợ đó nó ảnh hưởng vô đâu? Người ta phân tích ra, nó đánh ngay vào cái tuyến thượng thận của mình. Tại vì đánh vào tuyến thượng thận nó sẽ gây ra một cái hội chứng mà trong đông y gọi là “thận âm suy”. Hội chứng đó nó trùng hợp với cái bệnh ở bên tây y, gọi là hội chứng Cushing.

Hội chứng Cushing. 

Tuyến tượng thậnẢnh từ internet: Tuyến tượng thận

Hội chứng Cushing là một tình trạng cơ thể có nhiều rối loạn như giữ nước, tăng cân, rạn da, tăng huyết áp, yếu cơ, loãng xương…Hội chứng Cushing xảy ra khi trong cơ thể người bệnh có một tình trạng tăng quá mức các hormon (nội tiết tố) cortisol kéo dài gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Cortisol là một loại hormon glucocorticoid được sản xuất bởi vỏ tuyến thượng thận.

Trong giới hạn bình thường cortisol có nhiều chức năng quan trọng và cần thiết cho cuộc sống, như thúc đẩy chuyển hóa, sử dụng năng lượng dự trữ, giúp cơ thể chống lại tình trạng stress…, tuy nhiên khi nó quá dư thừa sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực. Bình thường lượng hormon cortisol trong máu được điều tiết bới tuyến yên và vùng dưới đồi ở não để không xảy ra tình trạng thiếu hụt hoặc tăng quá mức. Hội chứng xảy ra khi có bất thường ở tuyến thượng thận, tuyến yên, vùng dưới đối hoặc do cortisol trong thuốc được đưa vào cơ thể. (Theo: BS. Nguyễn Thị Huyền TrânThS.BS.Trần Thị Thiên Kim).

Hội chứng CushingẢnh minh họa từ internet: Hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing là do người xài cái nội tiết tố tuyến thượng thận, xài quài, liên tục, làm cạn đi, gọi là hiện tượng “cháy sạch”,  đốt hết năng lượng. Và khi nào cái tuyến thượng thận nó hết cái năng lượng đó, hết cái nội tiết tố đó thì người ta rơi vào cái hội chứng mệt mõi triền miên, sợ lạnh, đụng một chút là người ta thấy lạnh dù trời nóng. Và người ta bắt đầu có một cái lo sợ ghê gớm, chuyện gì cũng lo hết. Đông Y gọi là “thận thủy suy”. 

Trong lúc tuyến thượng thận làm việc đến cực lực đó thì tuyến thượng thận sẽ mất hết các khoáng tố kẽm, xài hết cái sinh tố C.

Và kết quả xảy ra là gì?

Kết quả là không còn những cái chất để kháng ưng thư (kháng oxi hóa).

 Những người bị hội chứng thận thủy suy, thận âm suy là những đối tượng dễ bị ung thư “Làm sao để điều trị bệnh lo”, trong đó có những bài thuốc xuất sắc. Thì vừa rồi trong cái hội thảo Đông y thế kỷ XXI chẳng hạn, có nối cái đề tài đó, là những cái thuốc mà mình gọi là hoạt huyết dưỡng não, tức là mình cải thiện lại cái hàm lượng dưỡng khí trong não, mình ổn định lại dẫn truyền thần kinh chính là những thuốc điều trị trầm uất, những thuốc để điều trị lo sợ. Và ta không nên dùng nó trên cái tinh thần là dùng cho bệnh nhân bại liệt, dùng cho bệnh nhân Parkinson, mà thuốc hoạt huyết dưỡng não trên thực tế nên được dùng sớm với tất cả các đối tượng có nguy cơ căng thẳng thần kinh.

Một cái bệnh thông thường đến độ nghịch lý là khi bước ra nhà thuốc hỏi về thuốc đau bao tử thì không biết bao nhiêu là loại, và chắc chắn, nay mai sẽ ra thêm thuốc mới, nhiều thuốc, thừa thuốc nữa là khác.  Nhưng mà cái số người bị đau bao tử không giảm xuống, số người đau bao tử càng lúc càng đông. Vậy thì, nó phải có cái gì nghịch lý trong câu chuyện đó. Phải chi mình thiếu thuốc mà người ta bệnh đông thì đồng ý, còn này mình không có thiếu thuốc.

Tại sao cái niêm mạc của dạ dày nó bị viêm loét?

Trong chức năng tiêu hóa thì đường tiêu hóa có mỗi cơ quan đều tiết ra một cái dịch tiêu hóa nào đó, hoặc nhiều, hoặc ít. Bao tử nó sẽ tiết ra cái dịch vị, cái dịch vị (là cái chất nó có tính axitgiúp kháng khuẩn và nhàu nắn thức ăn để thức ăn sau đó đi xuống ruột non, thong thường là vậy).

Thế thì “Tại sao cái dịch vị đó nó lại làm loét bao tử người này mag không làm loét bao tử người khác?” thì đó là câu hỏi mà mình cần giải quyết.

Khi dịch vị nó đủ sức tấn công đến độ nó bào mòn cái niêm mạc dạ dày của mình để nó hình thành vết loét.

Về mặt cơ chế: đây là một cái mối tương quan quân bình:

Trường hợp cân bằng:

Bao tử nó luôn tiết ra cái dịch vị (chất chua), gặp cái gì làm tan cái đó.

Cơ thể cũng khôn ngoan hơn, cũng tiết chất nhày bảo vệ niêm mạc, để cái chất chua chỉ làm tan thức ăn thôi chứ không làm tan niêm mạc.

Nếu 2 cái đó nếu nó cân bằng với nhau thì người ta gọi là khỏe mạnh.

Trường hợp mất cân bằng:

Bao tử nó luôn tiết ra cái dịch vị nhiều hơn cơ thể tiết ra chất nhầy bảo vệ niêm mạt.

Bao tử tiết râ đủ dịch vị nhưng cơ thể không tạo ra chất nhầy bảo vệ niêm mạt.

Dịch vị dư thừa bất thình lình thành ra mảnh, ăn mòn cái niêm mạt. Đó chính là cái cơ chế viêm loét dạ dày.

Cái dạ dày co bóp nên cái dịch vị nhàu lên trộn xuống liên tục thì có một số điểm (dày – mỏng khác nhau) do cái cấu trúc của dạ dày thì ở chổ mỏng sẽ dễ bị viêm loét hơn những chỗ dày.

Vùng thượng vị là cái chỗ nối giữa thực quản (rất mỏng) và cái bao tử (rất dày).

Vùng Thượng Vị trong bệnh viêm loét dạ dàyVùng thượng vị

Nếu: cái lượng nước chua đó nó dội ngược lại, trong lúc nó co xuống mà ở dưới bao tử thắt lại, không xuống ruột mà nó dội ngược lên, thì mình sẽ có cái chứng ợ chua. Và cái chất chua đó nó chạy riết lên cái thực quản mỏng và kết quả là nó sẽ tấn công vào thực quản, gây ra ung thư thực quản.

Từ cơ chế đó, cần lưu ý một điều như thế này: rất nhiều bệnh nhân hiện nay viêm xoang nhưng không phải do nguyên nhân ở xoang, mà do nguyên nhân là người ta bị viêm thượng vị. Cái chất chua đó bao tử đẩy ngược lên, đặc biệt là đẩy trong đêm thì người bệnh nhân đó không ngủ được và ngủ không sâu, trăn trở, lo lắng đủ thứ hết. Cái chất chua đó nó bị trôi ngược dọc theo hội chứng trào ngược trôi ngược cái thượng quản lên cái cổ họng. Từ trên đó, chỗ cái vùng niêm mạc cổ họng bị kích thích bởi cái chất axit sẽ tạo ra một cái phản ứng viêm tấy lan tỏa từ cổ họng, tai mũi họng. Kết quả là khi sang sớm bệnh nhân thức dậy là có nhiều đàm, rồi bệnh nhân đi khai bác sĩ, bác sĩ nhất định là bệnh nhân viêm xoang. Vì là viêm xoang nên là bác sĩ sẽ hấp tấp cho thuốc kháng sinh, không giải quyết được cái gì hết, tại vì bệnh nhân không có bị nguyên nhân ở xoang. Ngược lại người ta điều trị bao tử với những bệnh nhân đó cho đoàng hoàng thì bệnh nhân hết triệu chứng viêm xoang.

Tá tràng là 1 đoạn hình chữ C, dài khoản 25cm, nằm ở vị trí tiếp giáp giữa dạ dày và ruột non. Bộ phận này giữ vai trò quan trọng trong quá trình trung chuyển thức ăn từ dạ dày và tham gia vào quá trình tiêu hóa ở ruột non.

Vị trí của tá tràng trong hệ thống tiêu hóa (bệnh viêm loét dạ dày)Ảnh minh họa từ internet: Vi trí của tá tràng trong hệ tiêu hóa

Nếu: Khi lượng nước chua bị đẩy hết xuống ruột non sẽ làm cho những chổ mỏng của tá tràng bị viêm loét.

Trong thời gian gần đây người ta tìm thấy là không phải chỉ do dịch vị mà còn là sự hiện diện của một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori có sẵn trong mỗi người. Nhưng mà nó có đủ cái hàm lượng để mình đo máu hay không hay là mình nội soi mà thấy nó hay không thì người ta định nghĩa là bệnh lý. Trên thực tế thì con Helicobacter pylori nó núp sẵn đó, nó đợi lúc nào mình suy yếu sức đề kháng là nó sẽ bùng lên. Và trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì nó núp kĩ để nó “đánh nguội”, để nó làm cho cái người bệnh đó hết đau thì lại tái phát trở lại nhanh hơn cái người không có nhiễm Helicobacter pylori.

Do đó người ta yêu cầu cái chuyện là tầm soát đại trà hết coi có ai có bị Helicobacter pylori. Người ta nhận ra một điểm là có rất đông người có sẵn vì khuẩn Helicobacter pylori mà chưa hề có dấu hiệu đau bao tử vì họ còn mạnh, sức đề kháng họ còn tốt thì họ lướt qua thôi.

Hiện nay có khuynh hướng người ta đề nghị tìm cách trừ khử Helicobacter pylori trước khi nó phát tán. Tại sao?

Vì cái con Helicobacter pylori khi nó có mặt trong cơ thể của mình thì cơ thể sẽ tạo ra một cái kháng thể, nhờ cái kháng thể đó người ta biết rằng mình có Helicobacter pylori hay không. Cái điểm đáng lo là hầu như tất cả những bệnh nhân bị ung thư thì đều có cái hàm lượng kháng thể Helicobacter pylori rất cao.

Vậy Liệu rằng con Helicobacter pylori thò bàn tay phá hoại khi cả trong bệnh ung thư hay không?

Nếu mình diệt Helicobacter pylori sẽ là một biện pháp phòng ngừa ung thư. Đó là cái điều hiện nay giới Tây Y đang nghiên cứu.

Câu hỏi: “Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh rối loạn bài tiết dịch vị đúng không?” Tại sao lại là “rối loạn”?

Tại vì có thể bài tiết quá nhiều dịch vị cũng làm đưa tới viêm loét. Nhưng nếu bài tiết thiếu thì cũng đưa tới viêm loét.

Nếu nói “viêm loét dạ dày là bệnh thuần túy của đường tiêu hóa” là ĐÚNG nhưng CHƯA ĐÚNG HOÀN TOÀN vì:

Tại vì nó không chỉ nằm trên đường tiêu hóa không, mà luôn luôn là có rối loạn dây thần kinh giao cảm có liên hệ mật thiết với hệ thần kinh giao cảm.

Tại vì trong cái đường tiêu hóa nó phải co thắt quá lố và cái ổ loét nó xuất tiết, thì đó là hình ảnh biểu lộ của hệ thần kinh phó giao cảm.  Hệ thần kinh phó giao cảm mà nó lấn lướt thì chỗ xuất tiết nó ra nhiều hơn, thì các cái cơ trơn nó co thắt dữ hơn. Do đó trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cũng thường hay sử dụng thuốc ức chế thần kinh phó giao cảm.

Người ta làm thống kê thấy rõ, đặc biệt ở phụ nữ, dễ bị viêm loét dạ dày trong giai đoạn mãn kinh. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nó xuất hiện trên đường tiêu hóa nhưng nó không phải chỉ trên đường tiêu hóa đâu.

Một số câu hỏi liên quan về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. 

Viêm dạ dày cấp tính có dễ chuyển sang mãn tính?

Thực tế thì khó có bệnh viêm dạ dày nào mà nó đứng yên hoài ở dạng cấp tính đâu và hầu như là nó chuyển sang thể mãn tính. Không có người nào mà nói tôi bị viêm dạ dày cấp tính suốt đời được đâu, bị vài lần rồi chuyển sang thể mãn tính.

 Làm sao ta phân biệt được cấp tính hay mãn tính?

Trên thực tế, người ta chỉ phân biệt nó khi nào người ta làm sinh thuyết cái mô. Thứ hai nữa là cái viêm dạ dày cấp tính nó sẽ có triệu chứng ảnh hưởng đến bạch cầu nhiều hơn với viêm dạ dày mãn tính. Điều đó đối với thầy thuốc Đông Y sẽ không quan trọng.

Vậy tại sao cấp tính lại chuyển sang mãn tính? 

Trong viêm dạ dày đó, có thuốc điều trị dạ dày hiệu quả. Bệnh không thể tự điều chỉnh sang mãn tính nếu ta điều trị hiệu quả ở giai đoạn cấp tính. Do đó, bệnh ở giai đoạn cấp tính thường sẽ tự thuyên giảm nên ít khi được điều trị đúng mức. Đó chính là lý do.

Ít có ai bị viêm dạ dày cấp tính mà phải đi cứu cấp. Người ta đau lăn lộn vài ngày cái nó hết. Cứ vài lần như vậy thì lúc đó nó chuyển sang thể mãn tính. Vậy nếu người ta bị đau dạ dày cấp tính người ta đi điều trị đoàng hoàng cho đến nơi đến chốn, cho lành hẳn đi thì không chuyển sang thể mãn tính. Và một điều khó là hiện nay rất ít bệnh nhân làm được điều đó và cũng rất ít thầy thuốc chú ý đến chuyện đó.

Và nếu mình điều trị bệnh đau dạ dày cấp tính chỉ bằng thuốc triệu chứng: giảm đau, kháng toang, thì chắc chắn nó sẽ chuyển sang thể mãn tính.

Nguyên nhân nào dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng?

Ăn uống thất thường không hẳn sẽ bị viêm dạ dày tá tràng. Người ta chứng minh rằng thức ăn cay nóng không hề ảnh hưởng gì đến chuyện viêm loét dạ dày tá tràng. Người ta vẫn có thể ăn uống cay nóng ngay trong cái lúc đau bao tử nếu người ta được điều trị hiệu quả.

Cái nguyên mà làm cho viêm dạ dày bộc phát lên dữ dội đó chính là lo lắng quá mức, dù là người đó ăn uống điều độ, dù là người đó không ăn uống cay nóng, dù là người đó uống nhiều nước ngọt có ga nhưng nếu người đó lo lắng quá độ thì người đó bị viêm loét dạ dày.

Dịch vị bội tăng nhiều nhất là do đâu?

Mất ngủ là nguyên nhân làm cho dịch vị tăng nhiều nhất chứ không phải là do ăn quá no hay là ăn quá chua. Mình thấy món ăn, mình ăn thì dịch vị chưa tiết ra, cái cảm giác tiếp xúc thức ăn trong thực quản không làm tăng dịch vị bằng cảm giác nghe người ta tả một món ăn. Nếu tả một người sẽ ăn một trái xoài tượng sống nhăn, cắt ra một miếng chuẩn bị chấm vào miếng mắm ruốc thì cái dịch vị bây giờ đang tiết ra nhiều chứ chưa chắc là ngồi ăn. Và trong lúc đăng ăn dịch vị cũng không tiết ra nhiều bằng như người ta tưởng. Chính vì lý do đó, người ta mới gặp trục trặc về cái bệnh này. Nếu lúc ăn, dịch vị tiết ra có thức ăn, dịch vị làm xong công việc của nó thì đâu có bệnh.

Cơ thể con người là cơ thể ít hoàn chỉnh nhất trong các loài động vật. Dịch vị được tiết ra với cái vận tốc và cái hàm lượng không tương xứng với thức ăn, mà thường là do yếu tố thần kinh nhiều hơn.

Vậy thì dịch vị bội tăng nhiều nhất là trong trường hợp nào? Trong một ngày 24 giờ mình thì cái thời gian mình ngủ là lúc mà bao tử trống nhiều nhất, người ta khó mà vừa ngủ vừa ăn được. Nếu một người ngủ 6 giờ thì 6 giờ đó không ăn, ngủ 8 giờ thì 8 giờ đó không ăn. Vậy nếu một người đã không ngủ, lo lắng, lại không ăn, thì như vậy mất ngủ là lúc dịch vị tăng nhiều nhất.

Nếu một người biết rõ dịch vị tăng nhiều nhất trong lúc mất ngủ thì nên uống thuốc bao tử lúc nào, trước bữa ăn hay sau bửa ăn?

Hiện nay chúng ta đang uống thuốc bao tử ở một tình trạng rất sai lầm. Cứ hễ đau bao tử thì lại chọn uống trước bửa ăn hay sau bửa ăn. Trong bửa ăn thì mình đã có thuốc, thức ăn chính là thuốc chống đau bao tử. Nhưng mà mình lại quên đi là khi mình ngủ, dịch vị sẽ tiết ra, nó tha hồ tung hoành. Như vậy thì người đau bao tử sẽ phải uống thuốc đau bao tử ngay trước thời gian đi ngủ và uống sau khi thức dậy.

Trong nền y học cổ truyền Ấn Độ -AyurVeda- họ khuyến khích sáng mình vừa ngủ dậy uống liền một ly nước khoáng lớn đẻ mình trung hòa tất cả cái dịch vị trong đêm. Trong đêm khuya dù là mình mất ngủ trằn trọc lo sợ đủ thứ điều, nhiều khi mình phải ngồi dậy uống thuốc. Vậy nếu ngay trong đêm mình được một liều thuốc đau bao tử nữa thì xuất sắc. Ngược lại, uống thuốc bao tử trước hay sau bửa ăn như hiện nay mình uống thì mất đi tác dụng của thuốc rất nhiều.

Dịch vị có hàm lượng cực đại vào thời điểm nào?

Về mặt cơ thể bệnh lý, 30 phút trước bửa ăn dịch vị tiết ra rất ít. 60 phút sau bửa ăn nghe nó nghịch lý nhưng thực tế nó là vậy đó. Cái dịch vị sẽ được bày tiết nhiều nhất ngay trong 60 phút sau bửa ăn. Vậy thì một điều cần lưu ý là khi bệnh nhân uống thuốc đau bao tử quá nhiều mà không hết thì nên đổi sang uống thuốc đau bao tử sau 60 phút sau bửa ăn, rồi sẽ thấy cái hiệu quả của nó.

Thuốc nào dưới đây làm tăng bài tiết dịch vị?

Thuốc duy nhất làm tăng dịch vị bài tiết đến độ là có những bệnh nhân vì nó mà sốt huyết tiêu hóa là thuốc Corticoid. Như vậy thuốc làm tăng bài tiết dịch vị là thuốc Corticoid.

Sinh tố nào quan trọng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng?

Thật sự cả bốn loại sinh tố: B1, B6, B12, axit folic đều quan trọng hết.

Sinh tố B1 là cần thiết cho hệ thần kinh. Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng thì cách mấy cũng có cái gì đó thần kinh.

Sinh tố B6 là một sinh tố chống co thắt vùng tiêu hóa.

Axit folic giữ cho các mạch máu nhỏ trên niêm mạc bền, đừng sốt huyết.

Nhưng mà cái sinh tố rất cần để làm lành cái niêm mạch đó là sinh tố B12.

Vậy nên uống mỗi ngày bao nhiêu sinh tố B12 nếu mình bị viêm loét dạ dày tá tràng?

Sinh tố B12 trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng phải sử dụng đường tiêm bắp, nếu không thì nó bị dịch vị phá hủy trước khi nó tác dụng.

Yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất nếu muốn phòng tránh viêm loét dạ dày tá tràng?

Bụng quá đói, suy nhược thần kinh, rối loạn nội tiết tố, stress đều là nguy cơ gây viêm loét dạ dày. Nhưng trong các yếu tố đó thì suy nhược thần kinh là quan trọng nhất. Theo thống kê, hầu như bệnh nhân nào bị trầm uất cũng đều có đau bao tử. Và những bệnh nhân bị đau bao tử thì phần lớn sẽ có trầm uất. Khi người ta trầm uất thì người ta sẽ nhức đầu, sẽ khó ngủ. Bệnh nhân trầm uất là những người suy nghĩ từ sáng đến tối nhưng chưa tìm thấy lối thoát. Do đó bệnh nhân đó có lượng dịch vị cao hơn người khác. Vậy suy nhược thần kinh là yếu tố quan trọng nhất.

Yếu tố nào có hại nhất trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng?

Có 4 yếu tố có hại đến dạ dày được phân theo cấp độ như sau.

Yếu tố nhẹ nhất là cà phê. Cà phê chỉ không nên uống khi đang trong cơn đau cấp tính, chứ cà phê không ảnh hưởng gì đến bao tử.

Yếu tố nặng hơn chút chính là bia.

Yếu tố thứ ba, không nặng trực tiếp nhưng nặng gián tiếp là thuốc lá. Nó làm tiêu hao đi tất cả các sinh tố, khoáng tố cần thiết để bảo vệ niêm mạc bao tử.

Yếu trực tiếp, tác động mạnh nhất đến niêm mạc dạ dày chính là rượu mạnh.

Uống sữa có tốt cho người bị viêm loét dạ dày hay không?

Có rất nhiều người khi đau bao tử là uống sữa, khuyên người khác uống sữa, thậm chí là uống cả sữa ngoại quốc. Thực tế, uống sữa vào nó không có khá gì hơn, thậm chí còn đau hơn. Với đau cấp tính thì uống được. Nhưng khi bệnh nhân đã qua giai đoạn mãn tính thì không nên uống sữa, vì sữa nó làm cho kết tủa cái canxi, làm cho các đầu dẫn truyền thần kinh, gọi là các cảm thụ thần kinh trở nên nhạy cảm hơn nữa. Vì nó nhạy cảm hơn nên cơ trơn của đường tiêu hóa trở nên co thắt. Chính vì vậy khi uống sữa thì ban đầu cảm giác cơn đau sẽ đỡ hơn vì cái lượng sữa đi qua bao tử, nhưng sau đó thì cái số cơn đau sẽ nhiều hơn. Như vậy chỉ uống sữa tốt cho bệnh nhân đau dạ dày chỉ đúng trong trường cấp tính và sai trong trường hợp mãn tính.

Thuốc nào nên được chú trọng cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng?

Loại thuốc tối ưu nhất là loại thuốc có thể bảo vệ được cái niêm mạc dạ dày. Do đó khi mình chọn một thứ thuốc bao tử để uống thì mình nên đọc kĩ hướng dẫn. Trong cơn đau cấp tính mình có thể dùng thuốc kháng toang, có thể dùng thuốc chống co thắt. Nhưng để điều trị bệnh đau dạ dày tá tràng thì trong toa thuốc nên có một loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Với Đông Y thì các loại cây thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày được gọi là thuốc bình can.

Nên ngưng thuốc đau bao tử vào thời điểm nào khi các triệu chứng đau giảm rõ?

Khi hết triệu chứng đau thì không có nghĩa là ổ viêm loét đã lành. Dưới tác dụng của thuốc thì khi hết đau, cái ổ loét đó hiện bị tê liệt, nhưng nó sẽ cần thời gian tối thiểu là hai tuần nó mới lành và đồng thời là cơ thể phải đủ chất đạm. Nếu bệnh nhân trong lúc đó mà ăn uống thiếu chất đạm, thì cái ổ loét không thể lành. Vậy thì sau khi cơn đau đã hết rồi, thì vẫn nên uống thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày tiếp tục tối thiểu hai tuần để cho cái ổ loét nó lành, nếu không thì nó sẽ bị tái phát. Bên cạnh đó cũng phải sổ sung chất đạm dưới dạng axit amin để cơ thể có thể làm đầy vết loét đó lại.

Nên dùng thuốc kháng toang trong mọi trường hợp viêm loét dạ dày là đúng hay sai?

Thuốc kháng toang Antacids là thứ thuốc bán chạy, bởi nếu một người bị đau bao tử ra nhà thuốc thì sẽ được kê thuốc đó. Trường hợp đó nếu gặp phải bệnh nhân bị đau do thiếu dịch vị, thì thuốc đó nó làm đau hơn nữa. Nếu bệnh nhân có triệu chứng biến ăn, ăn không được, mà được kê thuốc kháng toang thì bệnh nhân ngày càng đi vào căn bệnh biến ăn thần kinh Anorexia Nervosa là bệnh nhân sẽ bỏ ăn, suy nhược. Nếu bệnh nhân đã rối loạn quân bình kiềm toang là do trước đó uống quá nhiều thuốc bao tử rồi thì bệnh nhân đi vào tình trạng mõi mệt, bắp thịt co thắt, vọp bẻ,… mà mình cho thêm thuốc kháng toa nữa thi tổng trạng của bệnh nhân sẽ càng tồi tệ hơn.

Cách điều trị viêm loét dạ dày tốt nhất là gì?

Trong trường hợp, bệnh nhân đau cấp tính thì phải chữa cho đến nơi đến chốn. Trong lúc cơn đau phát tán thì phải dùng thuốc đặc hiệu để cắt đứt cơn đau đó càng sớm càng tốt. Kế đến mình mình sử dụng một số thuốc mình muốn theo kiểu đông y để ổn định cái tác dụng đó, kéo dài cái tác dụng đó. Cho dù làm được như vậy thì đó vẫn chưa phải là liệu pháp toàn diện mà cần phải phân tích cái nguyên nhân xem tại sao người ta lại bị viêm loét dạ dày và cố gắng giải quyết cái nguyên nhân đó.

Nếu cái nguyên nhân của đau loét dạ dày là cái nguyên nhân tâm lý thì phải điều trị kiểu khác. Nguyên nhân thần kinh, nguyên nhân nội tại thì phải điều trị kiểu khác. Ví dụ ở một người phụ nữ giai đoạn mãn kinh mà bị đau dạ dày, thì chắc chắn mình phải điều trị cả cái rối loạn nội tiết tố, chứ nếu chỉ điều trị bao tử không thì bao tử không thể lành.

Ở Việt nam hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân uống thuốc bao tử hoài nhưng không lành là tại sao?

Vì bên cạnh đó có hai loại bệnh làm cho thuốc bao tử không phát huy được hết tác dụng là bệnh viêm gan và bệnh viêm tụy.

Có những bệnh nhân đi chữa ở bác sĩ nổi tiếng nhưng chữa gần hai năm vẫn không hết là vì không xét nghiệm, không chuẩn đoán, không phát hiện ra bệnh nhân bị viêm gan, bị tăng men gan, bị tăng đường dẫn mật, thì chỉ uống thuốc bao tử không sẽ không đủ.

Cái bệnh viêm tụy nó thường gặp ở những bệnh nhân có tiền căn sốt rét. Nếu tưởng rằng bệnh sốt rét ở Việt Nam đã hết rồi, thì đó là một ảo tưởng. Rất nhiều bệnh nhân vẫn còn bệnh sốt rét và mang mầm bệnh sốt rét. Cái tình trạng viêm tụy khi nó biến sang thể mãn tính thì nó sẽ là một trong những yếu tố làm cho cái ổ loét không lành được.

Như vậy trong mọi trường hợp, nếu điều trị bệnh dạ dày trong vòng 3 tháng mà chưa hết thì tất yếu bệnh nhân không chỉ có mỗi bệnh đau dạ dày mà phải tìm cho ra cái nguyên nhân núp ở phía sau thì mới mong chữa lành cái bao tử.

Có nên điều trị viêm loét dạ dày bằng châm cứu hay không?

Nên, nếu là bệnh có nguyên nhân thần kinh tâm lí, kết hợp với dùng thuốc để đảm bảo hiệu năng và với điều kiện là bệnh được theo dõi với tiêu chí khách quan.

Nếu nói bệnh nào cũng có thể chữa bằng châm cứu là sai. Dùng châm cứu để cắt cơn đau dạ dày là rất tốt nhưng nếu kĩ hơn thì bệnh nhân phải uống thuốc để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó phải điều trị bệnh theo tiêu chí khách quan chứ không thể chủ quan. Không thể thấy không đau nữa thì cho là đã hết và không điều trị. Thật tế thì cái ổ loét nó vẫn còn, nếu không điều trị thì sẽ tái phát ở lần sau. Và lần tái phát chắc chắn sẽ nặng hơn lần trước. Cũng chính vì lý do đó mà bệnh viêm loét dạ dày là một bệnh phổ biến đến như thế.

Hoạt chất nào có nguy cơ kháng khuẩn Helicobacter pylori?

Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn giữ vai trò phá hoại trong bệnh viêm loét dạ dày là vì nó làm cho người bệnh khó lành, làm cho bệnh dễ tái phát, và nó làm vô hiệu hóa nhiều loại thuốc trị bao tử.

Trước đây người ta xét nghiệm bằng phương pháp nội soi thì phương pháp đó hiện nay không cần thiết vì nhiều khi nó bất tiện cho người bệnh. Với cái xét nghiệm sinh hóa hiện đại hơn, người ta xét nghiệm cái kháng thể của Helicobacter pylori chỉ cần thử máu thôi là có thể biết bệnh nhân có nhiễm Helicobacter pylori không rồi.

Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, dù là bệnh nhân không có rối loạn tiêu hóa, thì cũng nên theo dõi cái xét nghiệm đó định kỳ.  

Vậy có bắt buộc dùng thuốc kháng sinh mới có thể điều trị được Helicobacter pylori không?

Không. Có rất nhiều hoạt chất trong cây thuốc có khả năng diệt Helicobacter pylori, tuy là nó không mạnh nhưng nó an toàn.

Hoạt chất nào có khả năng kháng khuẩn Helicobacter pylori trong nghệ, tỏi, trà xanh?

Chất Curcumin trong nghệchất Alliin trong tỏichất EGCG trong trà xanh là nững chất kháng khuẩn trong Helicobacter pylori rất mạnh. Do đó khi mà mình sử dụng kết hợp cả 3 cái nghệ, tỏi, trà xanh thì đó là một sản phẩm có thể sử dụng lâu dài, ngay cả với những người chưa có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa nhưng xét nghiệm thấy dương tính với Helicobacter pylori.

Trong một bảng thống kê tại một công ty, thì có rất nhiều người trẻ không có dấu hiện rối loạn tiêu hóa nhưng dương tính với Helicobacter pylori. Họ mệt mõi kinh niêm. Khi cho điều trị bằng cách sử dụng 3 cái hoạt chất này, sau một thời gian xét nghiệm lại thì âm tính. Vậy rõ ràng, tổng trạng của họ cũng được cãi thiện.

Như vậy, chúng ta nên dùng những hoạt chất sinh học đẻ trị Helicobacter pylori trước khi mình vội vã áp dụng thuốc kháng sinh.

Các chất nào dưới đây nên được chú trọng cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng theo kinh nghiệm của ngành y học cổ truyền Ấn Độ- AyurVeda?

Trong nền y học cổ truyền Ấn Độ- AyurVeda, có một chất mà cho đến giờ này các thầy thuốc Tây y vẫn dùng như một chất căn bản để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng vì họ cho rằng hoạt chất đó không phải là hoạt chất kháng toang mà là chất bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt nhất. Thì cái chất đó nằm ở chuối sốngChuối sống phơi khô trong bóng mát, tán thành bột làm thuốc. Họ có thể trộn bột chuối ấy vào bột bánh mì, vào sữa để uống. Thì đó là cái phương pháp mà các thầy thuốc Ấn Độ vẫn áp dụng điều trị cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng ngay cả trong trường hợp viêm đại tràng mãn tính.

Chuối nào cũng được, nhưng loại chuối ít tác dụng nhất là chuối già. Còn các loại chuối khác đều có thể sử dụng hết. Riêng chuối già chỉ có một công dụng là bổ sung kali thôi, nên người ta không dùng chuối già để trị tiêu hóa mà người ta dùng tất cả các loại chuối sáp, chuối tiêu, chuối hột, chuối sứ,..

Người bệnh viêm loét dạ dày nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Chuyện ăn đúng giờ không phải là một nguyên tắt quan trọng. Ăn sao cho thoải mái, cho không cảm thấy bị đau bụng, đừng bị ợ chua thì là đúng chứ không nhất thiết phải đúng giờ. Người bệnh nhân vị viêm loét dạ dày thì không nên ăn một bửa ăn nhiều nướcBởi vì ăn các món lỏng như canh không có nghĩa là mình pha loãng cái dịch vị đượcMà chính vì sự hiện diện của nước trong đường tiêu hóa mà cơ thể sẽ phản ứng sai lệch là tiết ra nhiều dịch vị hơn. Nếu cái lượng nước trong bao tử quá nhiều và khi bao tử co thắt thì cái lượng nước đó nó giúp cho dịch chạy khắp nơi và dội ngược lên dễ hơn.

Người bệnh viêm loét dạ dày cần một bửa ăn có nhiều chất xơ hơn, chứ không phải cần nhiều nước và nên ăn thành nhiều bửa nhỏ. Trong thời gian điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân nên ăn nhiều bửa nhỏ.

Ở Việt nam, có nhiều bệnh nhân có thói quen, những kỷ luật dường như nó gắn liền với các giai đoạn cực khổ là một ngày chỉ ăn ba bửa cơm đúng giờ vậy thôi, không ăn hàng, không ăn vặt gì hết. Thì đó là miếng mồi ngon của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Ngược lại những người ăn lắt nhắt lại là những người ít bị đau bao tử hơn.

Với những bệnh nhân nữ bị huyết áp thấp thì luôn nhớ rằng, huyết áp thấp là cái nguyên nhân làm cho lượng tuần hoàn trên cái niêm mạc dạ dày nó không đủ, nó đã thiếu máu sẵn rồi. Như vậy ngoài cái chuyện điều trị huyết áp thấp, thì cái chuyện đừng để bao tử trống là một nguyên tắc quan trọng. Do đó nên ăn lắt nhắt, ăn nhiều bửa, đừng để bao tử nằm trống không.

Món ăn nào có khả năng kháng toang (chống cái dịch vị tốt nhất) tốt nhất?

Bắp cải chính là món ăn có hàm lượng rất cao của chất bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày đường tiêu hóa. Thậm chí người ta ép bắp cải thành nước uống, dù hơi khó uống nhưng cái nước đó lại là cái nước điều trị bao tử tốt. Chúng ta vẫn có thể dùng bắp cải hấp hay luộc nhưng phải ăn trong thời gian đau bao tử thì mình sẽ hỗ trợ được thuốc bao tử, thậm chí có thể giảm được chi phí điều trị.

Vậy bắp cải chính là cái vị thuốc điều trị bao tử nổi tiếng ở vùng Trung Âu. Ở Trung Âu người ta dùng bắp cải giống như bên Ấn Độ người ta dùng chuối sống vậy. Bởi vì trong bắp cải, bên cạnh nó bảo vệ cái tế bào niêm mạc, thì hợp chất Indol là chất kháng ung thư.

Và trong viêm loét dạ dày tá tràng, chưa khẳng định được, nhưng người ta nghi ngờ rằng từ cái ổ loét đó mà nó hình thành nên ung thư chỉ là một bước nhỏ thôi. Như vậy sử dụng bắp cải còn có cái công dụng là phòng ngừa ung thư trên đường tiêu hóa.

Có những mín ăn ở Việt Nam nó không có đắt tiền, nhưng mình lại không biết cách tận dụng nó thôi. Tại vì mình không được phổ biến cái kiến thức y học phổ thông để có thể sử dụng những món ăn có sẵn trong việc phòng ngừa bệnh. Mình hay bị chạy theo các phương pháp cầu kỳ phức tạp, tốn tiền nhưng nhiều khi lại không hiệu quả.

 Viết lại phụ đề từ Video - Phần 1 và Video - Phần 2 Phan Thành Hiếu

Bác sỹ Lương Lễ Hoàng và anh Phan Thành HiếuBác sỹ Lương Lễ Hoàng và anh Phan Thành HiếuMời quí đọc giả xem thêm về BỆNH CAO HUYẾT ÁP - BÁC SỸ LƯƠNG LỄ HOÀNG CHIA SẺ: https://nongsansachphuongnam.com/benh-cao-huyet-ap-phan-1/https://nongsansachphuongnam.com/benh-cao-huyet-ap-phan-2/