Bệnh tiểu đường (hay bệnh đái tháo đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là người cao tuổi, ăn nhiều chất ngọt, béo phì. Theo thống kê của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, số người mắc đái tháo đường ở Việt Nam chiếm khoảng 5.4% dân số (5 triệu người), xếp hàng đầu thế giới. Nếu tầm soát và điều trị không kịp thời, bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vậy bệnh đái tháo đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

1. Bệnh đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không tự sản xuất được hormone insulin hoặc hàm lượng insulin đủ nhưng không hoạt động bình thường. Sự thiếu hụt insulin khiến lượng đường trong máu tăng vượt quá mức cho phép. Đến một mức nào đó khi vượt ngưỡng hấp thụ của thận thì lượng đường bên trong máu sẽ tự đào thải thông qua nước tiểu gây ra bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết (nồng độ glucose trong máu) quá cao trong thời gian dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protein, lipied.
  • Tổn thương các cơ quan bên trong, đặc biệt ở tim, mạch máu, mắt, thận và hệ thần kinh.

2. TẠI SAO GỌI LÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG?

Bệnh tiểu đường là một thứ bệnh mãn tính toàn thân nội tiết tố, do nhiều nhân tố dẫn đến in-su-lin tuyệt đối hoặc tương đối không đủ khuẩn cho đường, prô-tê-in, mỡ trao đổi thay thế hỗn loạn và rối loạn sự trao đổi chất thủy giải, điện giải. Chúng ta ăn mỗi ngày như mì, gạo, cá, thịt, trứng, dầu… đều là thứ tạo nên đường, abu-min, mỡ, kết cấu hóa học của chúng khá phức tạp, sau khi ăn phải qua tiêu hóa để thành dạng vật chất dinh dưỡng giản đơn mới có thể được hấp thụ, rồi lại qua tác dụng của in-su-lin thì những chất giản đơn này mới hợp thành những thứ mà cơ thể nhu cầu như abu-min, mỡ và đường glu-cô-za cố định và dự trữ.

Nhưng ở người bệnh tiểu đường thì do in-su-lin trong cơ thể không đủ hoặc tính mẫn cảm của in-su-lin giáng thấp không thể duy trì sự trao đổi bình thường prô-tê-in, đường, mỡ, khiến cho chất dinh dưỡng từ thức ăn không được cơ thể sử dụng và dự trữ. Đường không được sử dụng tốt khiến cho nồng độ huyết đường trong co thể quá cao vượt quá hạn độ nhất định. Khi huyết đường cao đến 160-180ml % (8.9 – 10.0 mmol/lít) thì đường glu-cô sẻ qua thận mà ra ngoài thành tiểu đường. Bệnh tiểu đường thường tiểu nhiều mà do đó hay khát và uống nước nhiều. Chất dinh dưỡng do ăn vào không được cơ thể sử dụng và dự trữ, vì để duy trì nhiệt năng cho nhu cầu trao đổi chất chỉ có thể phân giải và tiêu hao chất mỡ và abu-min trong người mà biểu hiện là sụt cân, mệt mỏi, đói. Nhiều bệnh lâu ngày, trị liệu không tốt thì người bệnh dễ phát sinh những biến chứng như bệnh tim, não huyết quản thận, võng mạc mắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và công tác. Người bệnh dễ bị nhiễm bệnh đường tiểu, bị nung mủ dưới da. Bệnh nghiêm trọng còn có thể bị chứng cấp tính xe-tôn, hôn mê… tính mạng nguy cấp.

Tiểu đường không phải là bệnh đơn nhất. Đặc điểm biểu hiện chung là huyết đường cao. Nguyên nhân bệnh rất đa dạng, cơ cấu nguyên lý gây bệnh cũng khá phức tạp. Trong tình huống thông thường có thể kết quả là sự tác dụng lẫn nhau giữa các nhân tố hoàn cảnh và người dị cảm trong phương tiện di truyền có một nhân tố di căn đã được xác định, khiến cho có thể phòng ngừa một số tác dụng của nhân tố hoàn cảnh (bao gồm dinh dưỡng quá độ và dinh dưỡng không đủ) làm phát sinh bệnh tiểu đường.