hình ảnh

Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm nói chung là 10% đến 25% đối với phụ nữ và 5% đến 12% đối với nam giới. Tuy nhiên, những người mắc bệnh mãn tính đối mặt với nguy cơ cao hơn nhiều - từ 25% đến 33%.

Trầm cảm liên quan đến bệnh mãn tính thường làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, đặc biệt nếu bệnh gây đau và mệt mỏi hoặc hạn chế khả năng tương tác của một người với người khác. Trầm cảm có thể làm tăng cơn đau, cũng như mệt mỏi và uể oải.

Sự kết hợp của bệnh mãn tính và trầm cảm cũng có thể khiến mọi người tự cô lập bản thân, điều này có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm.

Theo một nghiên cứu về các bệnh mãn tính và trầm cảm chỉ ra rằng tỷ lệ trầm cảm cao ở những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính:

- Đau tim: 40% đến 65%

- Bệnh động mạch vành (không đau tim): 18% đến 20%

- Bệnh Parkinson: 40%

- Đa xơ cứng: 40%

- Đột quỵ: 10% đến 27%

- Ung thư: 25%

- Bệnh tiểu đường: 25%

- Hội chứng đau mãn tính: 30% đến 54%

Bệnh mãn tính không những gây ra những khó khăn về mặt thể chất cho chính người bệnh, mà còn có những ảnh hưởng đối với tinh thần của một người. Do đó, việc hiểu biết một cách tổng quát nhất về cả kiến thức dinh dưỡng để hỗ trợ thể chất, và tâm lý là rất quan trọng.

#healthymind #bệnhmãntính #trầmcảm #yếutốrủiro

(Tham khảo Healthy Mind)