Loãng xương là một bệnh lão khoa đứng thứ hai về độ phổ biến sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi và cũng gây nhiề nguy hại đến sức khoẻ người già, đặc biệt có thể nguy hại đến tính mạng. Bệnh này xảy ra rất phổ biến và hơn hết là ở nữ giới


Loang xương được gây ra do là sự rối loạn nội tiết theo lực của xương bị suy giảm và cấu trúc xương bị tổn hại dẫn đến dễ bị gãy, nứt, rạn.


Nguyên nhân gây loãng xương


Hormone sinh dục (estrogen, androgen), các chất protein, vitamin D và canxi là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành hệ xương, và việc thiếu hụt những chất này ở người cao tuổi là nguyên nhân chính dẫn đến Loãng xương.



Việc thiếu hụt các chất trên thường do 3 nguyên nhân


Tuổi già dẫn đến việc suy yêu trong tổng hợp và sản sinh các chất chấn thiết phía trên


Thực phẩm hàng ngày không bổ sung đẩy đủ


Mắc một số bệnh về tuyến thượng thận, cường giáp trạng, suy thận, bệnh yếu liệt chi, chấn thương, hoặc bệnh mạn tính phải nằm dài ngày, hoặc do lạm dụng thuốc corticoides trong một thời gian dài...


Một số triệu chứng chính và hậu quả của bệnhloãng xương


Trong giai đoạn đầu không có triệu chứng gì đặc hiệu ngoài những dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau sự thiếu hụt chất canxi càng tăng làm cho xương xuống cấp nghiêm trọng.


Biểu hiện thấy được đầu tiên là Đau nhức xương: đau lưng, đau chân tay, các khớp và mỏi bại hông, đặc biệt là các khớp xương chịu lực mạnh như: xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, các xương dài như: xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng và dễ dàng bị gãy xương do bị ngã, vấp...


Triệu chứng khác đó là thường xuyên bị chuột rút



Phòng bệnh loãng xương


Người cao tuổi nên đi kiểm tra mất độ xương đinh kỳ để phát hiện sớm bệnh loãng xương


Ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn giàu canxi, protein, vitamin D như: tôm, cua, ốc, uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi, sinh tố D.


Ăn thêm trái cây, rau, giá đỗ (chứa nhiều estrogen) vì chúng có khả năng làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương và làm tăng khoáng chất cho xương.


Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn như: đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương.


PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU


http://suckhoetonghop.vn