Chị em mình ai đang có thói quen sử dụng tai nghe thì nên từ bỏ ngay đi, nó chính là hành động tự ôm vi khuẩn vào mình đấy ạ.



Chuyện là em có nhỏ em gái năm nay mới là sinh viên năm 2 thôi nhưng nó có thói quen cấm tay nghe mọi lúc mọi nơi. Mỗi lần đi xe chung với nó là em không dam để nó chở vì ngay cả khi đang chạy xe ngoài đường mà nó cũng cấm tai nghe để nghe nhạc.



Bố mẹ em thấy nó cứ kè kè tay nghe suốt ngày thì có nhắc nhở nhưng vốn tính ngang bướng nên nó toàn bỏ ngoài tai và chúi mắt vào màn hình điện thoại còn tay nghe thì đeo thường trực.



Khuyên bảo mãi không nghe nhà em cũng đâm ra chán nên thui cũng kệ để mặc nó. Đến khoảng một tuần trước em gái em than đau tai, lúc đó trong tai đã có dịch vàng chảy ra. Bố mẹ em hốt hoảng chở nó vào bệnh viện để khám. Sau khi thăm khám đến lúc siêu âm, bác sĩ hốt hoảng là la oai oái lên: cái quái quỷ gì trong tai thế này, sao cả ổ vi khuẩn có thể đang sinh sống trong đó vậy. Kiểu này thế nào tai cũng bị hoại tử, mất thính giác cho coi.



Em gái em nói lúc đó nó sợ lắm, không dám tin những lời bác sĩ siêu âm nói là sự thật, thầm cầu mong sao cho đó là sự nhầm lẫn.



Nhưng không các chị ạ, lúc bác sĩ khám trực tiếp cho em coi kết quả siêu âm rồi yêu cầu bố mẹ em vào và cho biết em gái đã bị hoại tử tai vĩnh viễn, điếc đặc 1 bên tai, chỉ còn cách đeo máy trợ thính.



Cả nhà em nghe thếthì không khỏi sốc , mặc dù em gái em hay có thói quen đeo tai nghe nhưng không lẽ chỉ vì như vậy mà em gái em phải bị điếc?



Giải thích thắc mắc của gia đình em các bác sĩ cho biết thật ra có rất nhiều người chủ quan cho rằng đeo tai nghe là một hành động vô hại nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại, việc thường xuyên đeo tai nghe sẽ tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.



Khi sử dụng tai nghe đồng nghĩa với việc đưa âm thanh trực tiếp đến tai, khi nghe cường độ âm thanh quá lớn trong một thời gian dài sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho thính giác, thậm chí bị điếc.



Trong lỗ tai chúng ta chứa đầy ráy tai, tế bào da chết và vi khuẩn. Do đó mà mỗi khi cắm tai nghe, những thứ đó sẽ bám cả vào chúng và việc dùng tai nghe thường xuyên cũng sẽ làm chặn không khí đi qua tai, đẩy sâu các chất bẩn, ráy tai vào sâu trong tai khiến người dùng bị ù tai, viêm nhiễm tai vì chất bẩn tích tụ lâu ngày. Các chất bẩn này là điều kiện thuận lợi khiến cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai gây ra nhiễm trùng tai, để lâu ngày sẽ khiến các sụng trong tai bị hoại tử gây mất khả năng thính giác.



Một số người dùng còn có thói quen chia sẻ tai nghe với người khác, cho người khác mượn tai nghe hành động này cũng sẽ góp phần làm tăng lượng vi khuẩn trong tai của mình lên cũng như có thể đẩy các vi khuẩn khác vào tai mình. Làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, các bệnh do nấm gây ra.



Khi sử dụng tai nghe liên tục người nghe còn có khả năng bị tổn thương não vì các loại sóng điện từ mà thiết bị phát ra. Tai có một sự kết nối với não do đó, bất cứ thiệt hại hay nhiễm trùng nào ở tai cũng có thể ảnh hưởng đến não.


Không ai có thể đảm bảo tai nghe của bạn ai không bị dính những vi trùng từ bề mặt tiếp xúc khác ngoài lỗ tai. Trên thực tế, sau khi tai nghe bị dính chất nhờn và bị ẩm sau khi nằm trong lỗ tai, chúng sẽ dễ dàng “thu hút” đủ thứ khác từ môi trường bên ngoài. Không những thế, chính ráy tai bám trên tai nghe sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.



Sai lầm nhất là việc một vài người có thói quen đeo tai nghe trong lúc tập gym vì đây là lúc cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi nhất. Hành động này chẳng khác nào đang tạo điều kiện cho vi khuẩn trong tai sinh sôi và phát triển.



Để tránh tổn thương tai và khả năng thính giác mọi người nên thường xuyên vệ sinh tai, không nên đeo tai nghe quá thường xuyên.



- Khi cần thiết phải sử dụng tai nghe thì nên điều chỉnh âm lượng vừa đủ nghe.



- Chọn loại tai nghe chụp thay vì tai nghe nhỏ nhét tai. Cách này giúp cho âm thanh không đi trực tiếp vào ống tai. Mặc dù loại tai nghe chụp có vẻ nặng và không được ưa chuộng nhưng sẽ giúp bạn bảo vệ màng nhĩ.



- Vệ sinh tai nghe thường xuyên. Sự tích lũy da, mồ hôi và vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng cho đôi ta bạn. Vì thế, đừng chia sẻ tai nghe với bất kỳ ai và vệ sinh thường xuyên cho sạch sẽ.



- Nếu bạn thường xuyên dùng tai nghe, hãy đảm bảo thay nắp cao su tai nghe mỗi tháng.



- Tốt nhất là bạn không nên sử dụng tai nghe khi đang điều khiển phương tiện giao thông.






Xem thêm Video: Điều cần biết về viêm tai giữa ở trẻ em



Điều cần biết về viêm tai giữa ở trẻ em


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/04/Ip6kH9CijV-480x360.jpg




Xin mời xem thêm:


Sai lầm hay gặp khi xử trí viêm tai giữa ở trẻ


Con hoại tử xương, viêm màng não và bị điếc vĩnh viễn do mẹ vệ sinh mũi sai cách


Con bị điếc, mù lòa chỉ vì bố mẹ nhỏ nước muối triền miên