Sẽ có những ngày chị em cứ gần chồng là ‘gắt như mắm tôm’, nhưng cũng có những hôm lại ‘ham muốn’ tột độ. Nguyên nhân của sự thay đổi thất thường này được gói gọn trong bốn từ - chu kỳ kinh nguyệt.




Ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt tới tâm trạng của phụ nữ. (Hình ảnh minh họa)




1. Dở khóc dở cười vì tính khí thất thường của chị em phụ nữ.



Mới cuối tháng trước, chị Hiền vừa gây "chiến tranh" trong nhà chỉ vì đột nhiên rơi vào trạng thái rất bức bối. Đi làm về, thấy người mệt nhoài, nhìn mẹ chồng chơi với con, nhà cửa thì bừa bãi, chị rất khó chịu nên mặt mũi nhăn nhó. Thấy chị chẳng nói chẳng rằng, bà nội lại nghĩ con dâu bất mãn nên làm mặt giận luôn.



Chị cho biết, những thay đổi về mặt tâm lý trước những "ngày ấy" ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ gia đình cũng như công việc của chị. Tuy nhiên, chính bản thân chị Hiền cũng không biết khi nào mình sẽ ‘vui’, lúc nào mình sẽ ‘bực’.



Một trường hợp khác cũng bi hài không kém, đến từ gia đình anh Nguyễn Thanh Tùng. Dù cưới vợ đã mười năm, nhưng anh không biết khi nà thì tâm trạng của vợ sẽ ‘lật bánh tráng’. Có những hôm, chị Nhung cực kỳ chủ động trong chuyện chăn gối, nhưng có những ngày chẳng thấy ánh mặt trời ở đâu.




Tâm trạng của phụ nữ phụ nữ thường bị chi phối theo chu kỳ kinh nguyệt. (Hình ảnh minh họa)




Anh chỉ biết là cứ đến “ngày đó”, thấy vợ thay đổi là anh tìm cách “đánh bài chuồn”. Tưởng “chuồn” đi là thoát, nhưng khi quay về vợ vẫn nổi đóa. Anh mệt mỏi vì mãi mãi không hiểu, rõ ràng là công việc, con cái, tiền bạc vẫn thế nhưng tới ‘ngày’ là vợ yêu của anh cứ như bị “lên đồng”.



2. Chu kỳ kinh nguyệt, kẻ ‘ném đá giấu tay’!



Tâm trạng của phụ nữ phụ nữ thường bị chi phối theo chu kỳ kinh nguyệt. Độ dài của chu kỳ ở mỗi người là khác nhau. Trung bình cứ 28 ngày, sẽ xuất hiện 3 - 5 ngày "đèn đỏ". Vì vậy, các nhà khoa học đã chia làm 4 tuần để nghiên cứu tâm trạng cụ thể của các chị em.



Tuần thứ nhất: Là thời gian chị em bị hành kinh. Đa số đều cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong 2-3 ngày đầu và tâm lý bình ổn hơn vào những ngày cuối của tuần.



Tuần thứ 2: Hoóc môn estrogen phát triển mạnh, cơ thể phụ nữ thường cảm thấy khỏe hơn. Ham muốn gần gũi tăng dần, chị em thường trở nên nhạy cảm với những va chạm cơ thể.




Độ dài của chu kỳ ở mỗi người là khác nhau (Hình ảnh minh họa)




Tuần thứ ba: Cơ thể phụ nữ phát triển bình thường và cân bằng trở lại. Tâm sinh lý bình thường, có dấu hiệu suy giảm ham muốn. Có chị bắt đầu thấy cảm giác mệt mỏi từ những ngày cuối tuần này.



Tuần thứ tư: Đa phần phụ nữ đột nhiên thấy khó chịu trong người, tính khí thay đổi, nhũ hoa căng, đau nhức, sinh lực trong người giảm xuống, chị em trở nên cáu gắt và không muốn gần chồng.



3. Trước khi hành kinh 1 tuần, chị em sẽ ‘gắt như mắm tôm’.



Như đã nói ở trên, ở tuần thứ tư, tức là trước khi hành kinh 1 tuần, chị em sẽ thấy khó chịu. Theo Bác sĩ Lê Thị Kim Dung. Tình trạng này được gây ra bởi một triệu chứng gọi là rối loạn tiền kinh nguyệt.



Về thể chất, có người sẽ thấy căng ngực, đau đầu vú, tức bụng dưới, nhức đầu, mỏi rã rời chân tay... Về tâm lý, một số chị em tự dưng dễ nổi cáu, trạng thái tình cảm thay đổi thất thường, hay sốt ruột, nôn nóng. Có người còn trở nên suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận mọi việc nặng nề hơn bình thường... Những triệu chứng này thường sẽ mất sau khi có kinh hoặc kéo dài đến hết ngày có kinh.




Một số chị em tự dưng dễ nổi cáu, trạng thái tình cảm thay đổi thất thường (Hình ảnh minh họa)




Bác sĩ Dung cũng cho biết, đây là một hiện tượng bình thường, theo quy luật tự nhiên, mà "thủ phạm" là sự thay đổi nội tiết tố. Chất nội tiết tố estrogen và progesteron có sự thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Thường vào ngày thứ 14 (nếu tính chu kỳ 28 ngày) sẽ là ngày rụng trứng, các bộ phận như noãn, niêm mạc, tử cung đều căng phồng, sẵn sàng chuẩn bị cho việc thụ thai.



Tuy nhiên, nếu trứng rụng mà không được thụ thai, người phụ nữ sẽ cảm giác khó chịu như quả bóng quá căng, cần xẹp hơi. Lúc này, các anh chồng chớ dại mà làm điều ‘có lỗi’ với bạn đời nha.



4. Hai tuần sau khi có kinh nguyệt, là thời gian lý tưởng để ‘ham muốn’ được thăng hoa.



Xin chị em lưu ý: Ngày rụng trứng không phải ngày có kinh. Kinh nguyệt xuất hiện là bởi trứng rụng nhưng không gặp được tinh trùng, từ đó không xuất hiện sự thụ tinh. Trứng rụng là quá trình diễn ra trước, kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra sau. Người ta thấy rằng, trung bình sau khoảng 14 ngày trứng rụng kinh nguyệt sẽ xuất hiện. Đây chính là điều cần biết về chu kỳ kinh nguyệt.



Sự tăng cường hormon trong thời kỳ trứng rụng khiến cho người phụ nữ có ham muốn hơn trong chuyện ấy. Đỉnh điểm của cả chu kỳ kinh nguyệt chính là ngày trứng rụng. Vào hôm đó, lượng testosteron và estrogen tăng cao nhất giúp đẩy mạnh nhu cầu gối chăn và sinh lực trong cơ thể phụ nữ.



Khi trứng rụng, cơ thể cũng ngay lập tức truyền tín hiệu lên cơ quan trung ương não bộ gây kích thích hưng phấn tình dục cho chị em. Vào ngày này, chị em sẽ có nhiều ham muốn hơn cả. Thậm chí, nhiều người còn chủ động gần gũi bạn đời một cách đầy mạnh mẽ. Đó là quá trình sinh lý và cảm xúc hoàn toàn tự nhiên.




Vào ngày này, chị em sẽ có nhiều ham muốn hơn cả (Hình ảnh minh họa)




Sự tăng cường hormon trong giai đoạn rụng trứng khiến người phụ nữ trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn bao giờ hết. Các đấng mày râu có thể phỏng đoán giai đoạn này của nàng bằng cách để ý đến sự thay đổi trong hành động, ánh mắt và lời nói của bạn đời.



Trong ngày “đặc biệt” ấy, chị em nữ có xu hướng ăn mặc điệu đàng hơn, da dẻ hồng hào và xinh đẹp hơn, ánh mắt long lanh và gương mặt toát ra một vẻ nữ tính cực kỳ quyến rũ. Các anh hãy cố gắng tận dụng những ngày này để hòa hợp chuyện chăn gối giữa hai vợ chồng. Các chị thì cứ thẳng thắn đề cập đến chuyện ấy. Điều này sẽ khiến tình cảm đôi lứa mặn nồng, gắn kết hơn.



Giờ thì chị em hãy tìm hiểu thêm về cách tính chu kỳ kinh nguyệt để hiểu rõ hơn về cơ thể của mình nhé!



Xem thêm video: Kinh nguyệt - Sự hình thành kinh nguyệt ở phụ nữ thế nào


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/04/bjXtV1xues-480x270.jpg