1. Bạn có thể ngủ trên 10 tiếng



Hầu hết mọi người chỉ cần khoảng 7-9 tiếng để ngủ. Còn bạn có thể ngủ nhiều hơn 10 tiếng. Nguyên nhân có thể do tuyến giáp giảm hoạt động. Sự phát triển từ từ của căn bệnh này gây mệt mỏi và tăng cân, tăng nhanh những dấu hiệu lão hóa.



Ngủ quá nhiều cho thấy bạn cần phải kiểm tra tuyến giáp và có những biện pháp điều chỉnh sự trao đổi chất cho phù hợp. Ngủ quên cũng có thể là phản ứng của cơ thể với một nhiễm trùng tiềm ẩn. Hãy kiểm tra sức khỏe của mình càng sớm càng tốt.



2. Sáng bạn thức dậy và cảm thấy mệt mỏi





Bạn đã ngủ đủ giấc nhưng bạn luôn cảm thấy buồn ngủ mỗi khi thức dậy hoặc bạn có thể ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này làm đảo lộn chu kỳ giấc ngủ của bạn và bạn hoàn toàn không nhớ điều đó. Nếu bạn nghĩ mình có thể mắc chứng này, hãy thử nằm ngửa và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn khi thức dậy vào sáng hôm sau. Nếu nằm ngửa không mang lại tác dụng, hãy nói chuyện với bác sĩ. Ngưng thở khi ngủ có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe không mong muốn bao gồm đau tim, vì vậy bạn nên lưu tâm đến vấn đề này để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.



Một nguyên nhân nữa khiến bạn luôn mệt mỏi đó là bạn đang mắc chứng bệnh trầm cảm – thường đi liền với vấn đề giấc ngủ. Nếu bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ đủ giấc, hãy cân nhắc đó có phải là rối loạn tâm trạng hay không và nói chuyện với một bác sĩ chuyên khoa...



3. Luôn thức dậy lúc 5h sáng bất kể đi ngủ vào giờ nào



Buồn ngủ là một phần của nhịp sinh học. Nó tăng lên khi ngày qua đi, cho đến khi chúng ta chìm vào giấc ngủ và chúng sẽ giảm vào ban đêm. Vì vậy, nếu bạn thức dậy trước khi mặt trời lên và không thể ngủ lại được nữa, bạn đang dần mất đi cảm giác buồn ngủ . Đây không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, nếu thường xuyên dậy quá sớm, bạn có thể bị một chứng rối loạn sinh học gọi là hội chứng đi ngủ sớm. Hãy đi khám để kiểm tra sức khỏe của mình để phát hiện bệnh sớm nhất.



4. Không thể ngủ mà không xem TV đến tận khuya





Theo nghiên cứu “TV sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc và làm bạn cảm thấy lo lắng.” Một lý do khác để bạn ngừng xem TV trước khi đo ngủ đó là ánh sáng của TV làm tăng kích thích tố căng thẳng trong cơ thể chúng ta, vì vậy các chuyên gia giấc ngủ khuyên chúng ta nên tĩnh tâm tước khi đi ngủ bằng cách thiền hay đọc tiểu thuyết. Ngoài ra ánh sáng của điện thoại phát ra cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn



5. Thức dậy và không thể ngủ lại



Đây có thể là hội chứng chân không nghỉ. Nó là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi cơn đau nhói, co kéo, tê dần dần, hoặc cảm giác khó chịu ở chân không thể kiểm soát được làm cho bệnh nhân khó chịu, buộc phải di chuyển chân liên tục. Hội chứng này ảnh hưởng đến 3% dân số. Nó bắt nguồn từ lượng dopamine bất thường trong cơ thể, dopamine liên quan đến điều khiển cử động và các tế bào thần kinh. Hội chứng này thường bắt đầu vào đầu buổi tối, lên cao vào nửa đêm và đánh thức bạn khi đang ngủ bằng những cử động giật chân vô thức. Giống như hội chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không nghỉ liên quan đến sự gia tăng các cơn đau tim và đột quỵ. Bạn có thể dễ dàng đi khám và kiểm soát nó.



6. Ăn nhẹ khi đang ngủ





Khi bạn bị mộng du bạn có thể ăn một bữa ăn nhẹ hoặc ra ngoài vào ban đêm rồi lại trở về giường, bạn không hề biết chuyện gì đang xảy ra với mình. Điều này thực sự rất đáng sợ có thể nguy hiểm tới tính mạng của bạn đặc biệt khi bạn mộng du lái xe vào ban đêm. Ngoài ra những hành vi bất thường trong khi ngủ, họ có thể hành động đúng như những gì diễn ra trong giấc mơ vì bộ nào không thể điều kiểm các cơ dừng lại. Đôi khi bạn có thể nhảy lầu điều này rất nguy hiểm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do bạn sử dụng quá nhiều thuốc trầm cảm. Hãy phát hiện và điều trị sớm nhất để bảo vệ sức khỏe của mình.



7. Đi tiểu nhiều lần trong đêm



Trong một đêm bạn thường phải thức dậy để đi tiểu nhiều hơn một lần hoặc hai lần mỗi đêm, bạn có thể bị bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Đi tiểu thường xuyên là sản phẩm phụ của việc đường trong máu cao, khiến thận phải làm thêm giờ để hấp thụ và lọc ra đường dư thừa. Thận sau đó phải lọc nhiều chất lỏng hơn và tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Nhưng nó cũng có thể chỉ là bạn đã uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Nếu điều này kéo dài dai dẳng, hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phát hiện bệnh sớm nhất.



8. Bạn hay trở mình, tim đập thình thịch



Trong khi ngủ bạn liên tục trở mình hay cảm thấy tim đập nhanh có nghĩa tuyến giáp của bạn đang hoạt động quá mức mà bạn cần nên chú ý. điều này. Đôi khi bạn đang cảm thấy sợ hãi khi xem một bộ phim hoặc cảm thấy lo lắng cho một vấn đề gì đó sẽ gây ra hiện tượng này. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, tim đập nhanh thì có thể bạn đang mắc chứng bệnh cường giáp. Căn bệnh này sẽ khiến tim bạn đập nhanh, nó sẽ gây nhiễu loạn giấc ngủ của bạn. Đồng thời hormone tuyến giáp sản xuất quá nhiều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự trao đổi chất và làm bạn giảm cân nhanh chóng. Ngoài ra, một khả năng khác là bệnh Graves – một rối loạn miễn dịch gây bồn chồn và khó ngủ.