Trẻ độ tuổi từ 5 đến 12 tuổi đang trong giai đoạn tiêm vaccine cô vít. Nhiều bạn ngoài tiêm vaccine cô vít ra thì còn tiêm nhiều loại vaccine khác cũng quan trọng không kém.

Bởi vậy mà phụ huynh lo lắng rằng vậy thì sau khi tiêm vaccine cô vít bao lâu thì được tiêm những loại vaccine kia?.

Theo thông tin mình đọc được trên báo  Người Lao Động online thì cũng cần khoảng cách giữa các mũi vaccine để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Cụ thể khoảng cách là bao lâu thì mình xin phép được chia sẻ lại bên dưới, mọi người đọc tham khảo, để trong nhà có trẻ nhỏ còn biết nha!

hình ảnh

Số lượng trẻ nhỏ nhiễm cô vít đã rất nhiều. Ảnh minh họa, nguồn: xinhuanet

Khoảng cách giữa các mũi vaccine

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc sau tiêm cho trẻ vắc-xin cô vít bao lâu thì tiêm được các mũi vắc-xin khác như cúm mùa, phế cầu, viêm não Nhật Bản, não mô cầu? …Hoặc ngược lại tiêm những vắc-xin này bao lâu thì tiêm được vắc-xin cô vít?.

Trước tình hình rất nhiều tỉnh thành cả nước đang triển khai tiêm chủng vắc xin cô vít cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, bởi vậy mà rất nhiều phụ huynh có cùng thắc mắc như trên.

Theo TS-BS Lê Nguyễn Thanh Nhàn, Trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), cho biết: Trước đây, Ủy ban Tư vấn về thực hành tiêm chủng (ACIP) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo vắc-xin cô vít và các vắc-xin khác nên tiêm cách nhau ít nhất 14 ngày.

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, các cơ quan này nhận thấy có nhiều trẻ bị trễ lịch tiêm các vắc-xin khác và có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác ngoài cô vít. Bởi thế mà khuyến cáo mới nhất của CDC Mỹ là: Có thể tiêm cùng thời điểm và tiêm ở các vị trí khác nhau nha mọi người.

Theo TS Nhàn: Hai loại vắc-xin cô vít đang được sử dụng tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi thuộc nhóm vắc-xin RNA thông tin. Vắc-xin này không bị ảnh hưởng bởi kháng thể lưu hành trong máu của người được tiêm vắc-xin. Ngược lại, kháng thể được tạo ra từ vắc-xin cô vít là đặc hiệu với protein gai, không bị ức chế hoặc tương tác với các kháng nguyên có trong các loại vắc-xin hiện có trên thì trường hiện nay, kể cả vắc-xin sống giảm độc lực như sởi, trái rạ, sởi-quai bị-rubella,…

TS Nhàn khuyến cáo: ‘Nhằm giúp các cháu có miễn dịch tốt nhất phòng ngừa cô vít cũng như không chậm trễ việc tiêm ngừa các vắc-xin khác và cũng đảm bảo việc theo dõi an toàn sau tiêm chủng vắc-xin cô vít. Do đó, không trì hoãn tiêm vắc-xin cô vít cho những trẻ trước đó đã tiêm các loại vắc-xin khác cho dù mới tiêm dưới 14 ngày.

hình ảnh

Trẻ em nên được tiêm vaccine cô vít để phòng nhiễm virus và hạn hế di chứng hậu cô vít. Ảnh minh họa, nguồn: sina

Với trẻ tiêm vaccine cô vít trước

Ngược lại, đối với những trẻ mới tiêm vắc-xin cô vít thì nên đợi ít nhất 14 ngày sau mới tiêm các vắc-xin khác với mục đích là để tập trung theo dõi các tác dụng không mong muốn sau tiêm vắc-xin cô vít, trong đó có viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Tuy nhiên, trẻ có thể tiêm vắc-xin khác mà không chờ đến 14 ngày sau nếu việc tiêm vắc-xin khác là rất cần thiết’.  

Những thông tin trên mình đọc được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết. Nhìn chung việc tiêm vaccine cho trẻ đúng thời điểm là rất cần thiết, dù là vaccine cô vít hay  bất cứ loại vaccine nào.

Trên đây là những khuyến cáo của chuyên gia về việc tiêm chủng vaccine cho trẻ, bao gồm vaccine cô vít. Các bậc phụ huynh có con em đang trong độ tuổi tiêm chủng nên đọc kỹ để hiểu rõ về những khuyến cáo của bác sĩ trong việc tiêm chủng cho trẻ nha.

Nguồn tổng hợp