Mùa hè tới là mình lại lo ngay ngáy vì nhiều dịch bệnh. Năm kia thì hai đứa nhà mình thi nhau sốt xuất huyết, đến năm ngoái thì hai đứa thi nhau bị chân tay miệng, rõ khổ. Như năm ngoái đấy, con bé nhỏ chắc bị lây khi đi học. Xong về nhà thì lây cho chị. Ban đầu mình cũng không biết nó bị chân tay miệng nên mặc kệ, để hai đứa ăn uống, dùng chung đồ của nhau. Đến lúc con bé nhỏ nó sốt cao, nóng hầm hập xong người nổi ban đỏ, miệng loét hết ra mình mới giật mình đưa nó đến viện. Con em vừa nhập viện 1 ngày thì đến lượt con chị, thế là hai vợ chồng quanh quẩn ra vào, xin nghỉ làm để chăm cả hai đứa. Những ngày đó thực sự rất khủng khiếp, đến giờ mình nghĩ lại vẫn còn hoảng đây. Thế nên năm nay hè tới, mình bắt đầu cấm không cho hai đứa dùng chung bất cứ thứ gì với bất cứ ai ở cả trường lẫn nhà để phòng chân tay miệng đấy.

Mình thấy nguy cơ lây nhiễm chân tay miệng của bọn trẻ đa phần là khi đi học ở trường đấy các mẹ. Như trường hợp của một bé gái được báo chí mới đưa tin cũng vậy nè, bố mẹ thấy con bị bệnh đến trường thì phát hiện dùng chung đồ. Thế nên các mẹ phải cẩn thận vào.

hình ảnh

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet

Con bị chân tay miệng, mẹ phát hiện cô giáo cho con dùng chung thìa ăn

Bé T.V.H (23 tháng tuổi, ở Bắc Ninh) phải nhập viện trong tình trạng sốt cao, hai chân mọc chi chít các nốt đỏ. Trước đó, bé H đi học được 3 ngày thì mẹ bé phát hiện con bị nổi bóng nước khắp tay, chân. Vì vậy, mẹ bé H đã mua thuốc bôi cho bé nhưng sau 2 ngày tình hình vẫn không thuyên giản. Vì vậy, bố mẹ H đã đưa bé lên bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh để khám. Sau đó, bé được chuyển ngay lên viện Nhi Trung ương cấp cứu vì tình hình nghiêm trọng.

Điều đáng sợ hơn là khi thấy con bị tay chân miệng, gia đình bé H đã tới trường mầm non của con yêu cầu xem lại camera thì thấy cô giáo dùng 1 chiếc muỗng để đút cơm cho tất cả các bạn trong lớp. Mẹ bé H cho rằng, có thể đây chính là nguyên nhân khiến H bị lây chân tay miệng.

Tay chân miệng có lây qua đường tiêu hóa hay không?

Theo TS. Nguyễn Văn Lâm (GĐ Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Enterovirus. Mùa cao điểm của bệnh chân tay miệng là mùa hè nhưng ở các thời điểm khác cũng có thể lây lan bệnh. Từ đầu hè tới giờ, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 10 bé bị chân tay miệng vào điều trị. Hiện tại, bệnh này chưa có vắc xin phòng nên mẹ đặc biệt phải cẩn thận.

Con đường lây nhiễm của bệnh chân tay miệng gồm:

+ Bệnh này chủ yếu lây qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung, ngậm mút đồ chơi chung.

+ Qua đường hô hấp khi bé hắt hơi

+ Tiếp xúc trực tiếp với áo quần, đồ chơi... của trẻ bị nhiễm bệnh.

Dấu hiệu của bệnh chân tay miệng

Triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở dạng nhẹ gồm:

+ Nổi ban trên da:

Thường thì trong 1 – 2 ngày khi phát bệnh, cơ thể bé sẽ xuất hiện những nốt hồng ban nổi trên da, dần dần nó sẽ thành bọng nước. Nốt ban này chủ yếu ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và mông. Những nốt ban này không gây đau hay ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày liên tục.

+ Loét miệng:

Đây là một dấu hiệu điển hình của bệnh chân tay miệng. Những vết loét trong miệng trẻ thường có đường kính từ 4mm – 8mm và có trong miệng, lưỡi và vòm miệng. Chúng gây cản trở cho bé khi ăn uống, nhai nuốt. Tuy nhiên, các vết loét này hay bị mẹ nhầm với chứng nhiệt miệng thông thường.

Khi bệnh đã trở nặng thì bé sẽ có biểu hiện:

+ Sốt cao liên tục không hạ:

Nếu mẹ thấy con sốt cao trên 38,5 độ suốt 48h mà không hạ thì phải đưa con đi viện khám ngay vì khi đó bệnh của con đã nặng rồi, dễ gây nhiễm độc thần kinh lắm đấy.

+ Hay bị giật mình:

Khi con xuất hiện triệu chứng này thì tình hình đã rất nguy cấp. Bởi, đó là dấu hiệu cho thấy bé đã bị nhiễm độc thần kinh, rất nguy hiểm. Thế nên nếu thấy con hay bị giật mình ngay cả khi đang chơi đùa thì phải đưa con đi khám ngay.

Nguồn: Tổng hợp