Triệu chứng khi nhiễm cô vít rất giống với cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng, hay sốt siêu vi… nên rất nhiều người vì nhầm lẫn, chủ quan dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Nhiều mẹ cẩn thận quá, thấy con hơi đau họng chút là nghĩ ngay bị nhiễm cô vít, nhưng cũng có người con biểu hiện rõ ràng các triệu chứng của cô vít rồi vẫn chủ quan nghĩ là mình chỉ bị cảm thôi. Chính những hiểu nhầm như vậy sẽ ảnh hưởng tới quá tình điều trị và việc phòng chống lây nhiễm.

Theo thông tin mình đọc được trên báo điện tử Dân trí thì hiểu rõ sự khác biệt về triệu chứng, cách lây lan, điều trị và phòng ngừa giữa cô vít và các bệnh khác như cảm lạnh, dị ứng theo mùa, cúm, sốt siêu vi… sẽ giúp mẹ chăm sóc trẻ an toàn, khỏe mạnh hơn.

Mình sẽ chia sẻ cụ thể cách phân biệt ở bên dưới, mọi người tham khảo nha!

hình ảnh

Triệu chứng khi nhiễm cô vít giữa cảm cúm và cảm lạnh không hoàn toàn giống nhau. Ảnh minh họa, nguồn: TQ

Khi nào nên nghi ngờ trẻ bị nhiễm cô vít?

Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ thì cuối tháng 2, đầu tháng 3 do thời tiết thay đổi nên trẻ nhỏ dễ bị cảm lạnh, dị ứng, phát ban, sốt siêu vi, cúm mùa với các biểu hiện ho, hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, đau họng, đau đầu, buồn nôn…

Những biểu hiện này giống nhiễm cô vít nên nhiều mẹ hoang mang đưa con đi test tạo tâm lý hoang mang cho cả mẹ và con.

Theo bác sĩ, các triệu chứng cô vít thường xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi có tiếp xúc với nguồn lây. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có 11 triệu chứng chứng thường gặp ở người bị nhiễm cô vít khi chưa tiêm vaccine như: Sốt, ớn lạnh; ho; thở gấp, khó thở; mệt mỏi; đau cơ; đau đầu; mất vị giác; viêm họng; nghẹt mũi, chảy nước mũi; buồn nôn, nôn ói; tiêu chảy.

Theo đó, tùy vào cơ địa, tuổi, sức đề kháng, bệnh nền của trẻ và mức độ nặng nhẹ khi nhiễm virus mà các triệu chứng có thể sẽ khác nhau, không phải lúc nào cũng xuất hiện đầy đủ các triệu chứng nêu trên. Vì vậy, nếu trẻ có tiếp xúc trực tiếp với F0 và có các triệu chứng nghi ngờ thì nên test cô vít ngay để theo dõi kịp thời sức khỏe của trẻ. Còn nếu không có căn cứ nguồn lây thì bố mẹ không nên quá lo lắng mà thường xuyên đưa trẻ đi test khiến trẻ hoang mang, lo sợ nha.

hình ảnh

Các triệu chứng giữa cô vít, cảm cúm và cảm lạnh thường khó phân biệt. Ảnh minh họa, nguồn: TQ

Phân biệt nhiễm virus cô vít với các vấn đề tương tự khác như cúm, cảm lạnh

Tuy là chúng có những triệu chứng giống nhau dễ gây nhầm lẫn, nhưng cũng có vài điểm khác biệt để nhận biết.

Về triệu chứng:

Mọi người có thể tham khảo bảng so sánh các triệu chứng hô hấp nhằm giúp phân biệt sự khác nhau giữa cô vít và các vấn đề cảm cúm thông thường như sau:

- Ho: Triệu chứng ho xảy ra thường xuyên khi cơ thể bị nhiễm cô vít, cảm lạnh, hoặc cúm. Còn với dị ứng theo mùa thì ho rất hiếm.

- Thở khò khè: Triệu chứng này đều không xảy ra với những người khi bị nhiễm cô vít, cảm lanh, cúm, và dị ứng theo mùa nha mọi người.

- Khó thở: Triệu chứng này chỉ xảy ra khi nhiễm cô vít, còn với cảm lạnh, cúm và dị ứng theo mùa thì không xảy ra.

- Đau, tức ngực: Triệu chứng này cũng thỉnh thoảng xảy ra khi bị nhiễm cô vít, với 3 vấn đề còn lại thì không xảy ra.

- Thở gấp: Triệu chứng này rất hiếm khi xảy ra với người nhiễm cô vít. Và không xảy ra với người bị cảm lạnh, cúm và dị ứng theo mùa.

- Hắt xì: Không xảy ra với người nhiễm cô vít và người bị cúm. Thường xuyên xảy ra với người bị cảm lạnh và dị ứng theo mùa.

- Chảy nước mũi, nghẹt mũi: Triệu chứng này thường xuyên xảy ra với người bị cô vít, cảm lạnh và dị ứng theo mùa, còn cảm cúm thì thỉnh thoảng mới xuất hiện nha mọi người.

- Viêm họng: người nhiễm cô vít và cảm lạnh sẽ có thể bị viêm  họng. Người bị cúm và dị ứng theo mùa sẽ không gặp thường xuyên.

- Sốt: Sốt thường không xảy ra với người bị dị ứng theo mùa, người bị cúm có thể diễn ra trong thời gian ngắn, còn người nhiễm cô vít hay cảm lạnh thì bị thường xuyên hơn.

- Đau đầu: Sẽ xảy ra ở người nhiễm cô vít và cúm. Người bị cảm lạnh thì hiếm khi gặp, người bị dị ứng theo mùa có thể thỉnh thoảng gặp phải.

- Tiêu chảy, buồn nôn, nôn: Thường xuyên xảy ra ở người nhiễm cô vít. Thi thoảng xảy ra với người bị cúm, hiếm khi xảy ra với người cảm lạnh . Bị di ứng theo mùa sẽ không gặp triệu chứng này.

- Mất bị giác hoặc khứu giác: người nhiễm cô vít sẽ bị thường xuyên. Người bị cảm lạnh, cúm sẽ hiếm khi gặp. Với dị ứng theo mùa thì thi thoảng có thể gặp.

hình ảnh

Nên tiêm phòng đầy đủ vaccine cho trẻ, nếu trẻ có biểu hiện bất thường nên đưa trẻ tới bệnh viện để được hỗ trợ. Ảnh minh họa, nguồn: TQ

Về nguyên nhân:

- Cô vít, cảm lạnh, cúm, sốt siêu vi… đều do virus đường hô hấp gây ra. Cô vít do virus SARS-CoV-2, trong khi virus Rhinovirus là tác nhân gây cảm lạnh, sốt siêu vi và virus Influenza gây ra cúm mùa. Hiện nay, ngoài virus SARS-CoV-2 thuộc nhóm coronavirus, người ta đã phát hiện được 20 loại virus từ dịch mũi họng người có khả năng gây các triệu chứng hô hấp giống như cảm cúm thông thường hoặc biến chứng viêm phổi như: Cúm A, B, á cúm, RSV-A, RSV-B, Adenovirus, PIV-1, PIV-2, PIV-3; HMPV-A, HMPV-B...

- Dị ứng theo mùa không do virus. Đây là phản ứng của hệ thống miễn dịch khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng nha mọi người.

Cách phòng chống cho trẻ nhỏ:

- Hiện nay, trẻ dưới 5 tuổi chưa được tiêm vaccine phòng cô vít nên bố mẹ cần tuân thủ quy tắc 5K để chăm sóc và bảo vệ trẻ.

- Với cảm lạnh, sốt siêu vi: Cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ đúng cách, giữ vệ sinh cơ thể, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch bằng chế độ ăn uống, bổ sung vitamin, khoáng chất…

- Với cúm: Tiêm phòng cúm hàng năm cho trẻ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Với dị dứng: Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng nếu có thể.

Những thông tin trên mình đọc được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết. Trẻ em thường khó nhận biết các biểu hiện của cơ thể vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu kỹ các triệu chứng, chủ động hỏi han để nắm bắt đúng tình hình sưc sk hỏe của con.

Nguồn tổng hợp