Nếu trẻ không may bị chó cắn, cha mẹ hãy ghi nhớ những bước sơ cứu này để không “hại” con rơi vào nguy kịch…



Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra vô số các vụ tai nạn thương tâm do vật nuôi thân thuộc trong nhà gây nên. Đáng lo ngại, nạn nhân thường gặp trong các vụ tai nạn này lại là trẻ em. Mà đôi khi, người lớn cũng gặp phải nếu không cẩn thận. Có thế mới thấy, đây là một tai nạn khá phổ biến và rất nguy hiểm đối với trẻ em, cần được phụ huynh quan tâm nhiều hơn.




Nhiều trường hợp bị chó dại cắn (ảnh minh họa)




Mới đây, bệnh viện Xanh Pôn vừa tiếp nhận 4 bệnh nhi bị chó cắn lóc hết từng mảng vùng da mạng sườn và đùi phải.



Trước đó, bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận trường hợp cấp cứu một bé trai 10 tuổi trong tình trạng cánh tay bị nát với nhiều vết cắn nham nhở sâu đến tận xương, mất máu rất nhiều.



19/7, bé gái 8 tuổi tử vong do sốc, mất máu sau khi bị chó ngao hơn 40kg của nhà cắn.



Ngày 16/5/2018, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận ca cấp cứu là bé trai M.Đ. (2 tuổi ở Ba Vì, Hà Nội) trong tình trạng mặt biến dạng và loang lổ vết máu. Mẹ cháu cho biết, cháu đang chơi với chó con thì chó mẹ lao vào cắn.



Thậm chí cũng có nhiều trường hợp người lớn cũng bị cho dại cắn nhưng do không sơ cứu và điều trị kịp thời đã bị tử vong sau đó như trường hợp của người đàn ông 35 tuổi quê ở Phú Thọ vừa qua.



Theo thông tin, được biết tất cả những trường hợp trên đều do chó nhà gây nên. Đây không phải là những trường hợp hiếm hoi chó nhà cắn chủ. Dù biết rằng chó là vật nuôi quen thuộc trong gia đình, biết nghe lời và rất khôn. Tuy nhiên, nói gì thì nói đây vẫn là một loài động vật, khi bị tấn công tất nhiên sẽ phản ứng lại dù đó là ai. Thêm nữa, trẻ em thường xem chó là một người bạn, hay chơi đùa, nhưng đôi lúc vì tính hiếu động thiếu kỹ năng phòng chống nên hay bị chó cắn.




Nếu sơ cứu sai khi bị chó dại cắn có nguy cơ bị nhiễm virus dại (ảnh minh họa)




Nguy hiểm hơn, vào mùa hè, thời tiết nóng nực lại là thời điểm gia tăng nguy cơ vật nuôi chó mèo mắc bệnh dại. Nếu bị cắn phải, trẻ rất dễ bị nhiễm virus dại nếu không được xử lý đúng cách và điều trị kịp thời. Chính vì vậy việc tìm hiểu cách xử trí vết thương khi bị chó cắn đóng một vai trò rất quan trọng, nó sẽ giúp các bậc phụ huynh giữ được bình tĩnh và chủ động xử lý hiệu quả khi con trẻ bị chó tấn công hoặc chính bản thân chúng ta.



Cách sơ cứu đúng khi trẻ nhỏ bị chó cắn, cha mẹ không biết sẽ hối hận!



Đầu tiên, phụ huynh cần làm sạch vết thương cho con trẻ. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi sơ cứu cho người bị chó cắn.



Lưu ý khi sơ cứu, nên dùng bông tiệt trùng để rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước chảy cùng với xà phòng diệt khuẩn nhằm loại bỏ tất cả mầm bệnh trong thời gian khoảng 10-15 phút, tuyệt đối không chà xát mạnh làm tổn thương nghiêm trọng hơn.





Cách sơ cứu cho trẻ bị chó cắn (ảnh minh họa)




Sau đó, dùng bông lau khô vết thương, rửa kỹ vết thương với cồn 70% hoặc cồn iod, nước muối pha loãng hoặc oxy già để sát trùng, loại bỏ vi khuẩn. Chỉ dùng một lượng vừa đủ cho lên vết thương.



Để cầm máu cho vết thương, hãy tìm mọi cách nâng cao vùng bị thương nếu có thể để tránh cho vết thương bị chảy máu quá nhiều, sau đó dùng băng sạch băng vết thương để cầm máu.



Vết thương do chó cắn (không phân biệt chó nhà hay chó dại) cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ. Do đó, cần đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được điều trị nhanh chóng nhất. Đồng thời, nạn nhân bị chó cắn cần được tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác.