Một vụ việc vừa mới xảy ra mà có lẽ tất cả các bố mẹ đang nuôi con ở độ tuổi 'ẩm ương' đều nên đọc mọi người ạ.

Thông tin được Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) chia sẻ với báo chí như sau: Trường hợp nói ở trên là em bé Phúc Khang, năm nay 13 tuổi đang học lớp 8, quê ở Hậu Giang. Bé được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng ói nhiều đàm nhớt, bị khó thở, rung giật tay, lơ mơ thiếu tỉnh táo.

Trước đó, bé Kháng đã được đưa đến bệnh viện địa phương sơ cứu rồi và được chuyển đến bệnh viện tuyến trên để tiếp tục điều trị.

Từ các kết quả chẩn đoán, xét nghiệm, bác sĩ xác định, bé trai này bị ngộ độc t/h/u/ố/c t/r/ừ s/â/u rầy nhóm phospho hữu cơ. Ngay lập tức, các bác sĩ đã xử lý cho bệnh nhi thở máy, tiến hành rửa dạ dày, uống than hoạt tính (để hấp thu độc tố) và dùng thuốc giải độc điều trị thử.

Cùng con trai đến bệnh viện, cha mẹ bé Khang vừa lo lắng vừa chỉ biết ôm nhau khóc trong hối hận. Người cha kể lại nguyên do rằng, khi Khang chuẩn bị lên lớp 8, thấy con không chú tâm học, anh đã có lời hứa với con rằng “Con cố gắng học đi, nếu con được lên lớp cha sẽ tặng cho 1 chiếc điện thoại thông minh”.

hình ảnh

Người cha hứa tặng điện thoại cho con, ảnh: eva

Đến khi kết thúc năm học, Khang được lên lớp nhưng người cha bấy giờ lại không thực hiện lời hứa của mình. Thậm chí, mỗi khi nghe con trai nhắc tới việc này, cha mẹ Khang lại còn có những lời lẽ không hay với con, chứ không giải thích hay khuyên nhủ gì cậu bé.

Quá bất mãn với cha mẹ, cậu bé đã hành động tự h/ạ/i mình bằng t/h/u/ố/c t/r/ừ s/â/u nên mới xảy ra hậu quả đáng tiếc như trên. 

Thật may mắn là sau 1 tuần cứu chữa, tình trạng sức khỏe bé trai dần hồi phục.

Được gặp cha mẹ sau nhiều ngày hôn mê thở máy, bé Khang tỉnh dậy nắm chặt tay cha khóc nức nở vì cảm thấy sợ hãi khi thoát được cơn hoạn nạn, cậu bé hối hận vì việc làm của mình. Lúc này, cha mẹ em cũng ôm con rơi nước mắt trong hối hận vì đã cư xử không đúng với con.

Đặc biệt, bác sĩ Vũ cho biết, khi trò chuyện với chuyên gia tâm lý tại bệnh viện, cậu bé Khang thể hiện sự trưởng thành hơn khi được hồi sinh một lần nữa. Cậu bé cho biết bản thân cũng cảm nhận được sự quan tâm, tình cảm của mọi người dành cho mình nên hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi, không còn những hành động bốc đồng và sẽ biết yêu bản thân mình nhiều hơn.

Theo tiến sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân, trong giáo dục gia đình, giữ lời hứa cũng là một bài học cho con. Nếu như người lớn “nói được làm được” thì cũng đồng nghĩa với việc trao cho con nhỏ một bài học, đó là cách có trách nhiệm với chính lời nói của mình.

hình ảnh

Bé Khang nắm tay cha khi tỉnh lại, ảnh: eva

Một người đã để lại bình luận dưới câu chuyện này như sau: “Nếu không thực hiện được lời hứa thì cha mẹ đừng hứa, tránh con trẻ phải làm điều d/ạ/i d/ộ/t”,  kiến này đã nhận được đồng tình của rất nhiều người.

Mọi người đều ủng hộ quan điểm rằng, lời hứa của cha mẹ rất quan trọng với con. Nếu cha mẹ thất hứa, thậm chí như trường hợp trên là sau khi không giữ lời hứa, cha mẹ lại còn có những lời không đúng khi con 'nhắc thực hiện lời hứa'  sẽ khiến trẻ nhỏ rất thất vọng, buồn bực và mất niềm tin vào người lớn. 

Tiến sĩ Quân bày tỏ sự thông cảm với cha mẹ về việc khó quản lý cảm xúc khi chính bản thân họ đang gặp nhiều áp lực trong cuộc sống. Theo ông, cha mẹ hãy tập thói quen tách bạch sự vật và cảm xúc. Những cảm xúc tiêu cực từ bên ngoài thì không đem vào trong nhà để không ảnh hưởng đến cách trò chuyện với con.

“Quản lý cảm xúc là một quá trình dài lâu nhưng nếu kiên trì tập luyện thì sẽ làm được. Ngoài ra, giữ cam kết rất quan trọng, nó sẽ mang đến kết quả tốt đẹp trong mọi mối quan hệ, nhất là quan hệ gia đình”, tiến sĩ Quân nói.  

Các bác sĩ cũng mong rằng, cha mẹ hãy cố gắng bao dung hơn với con vì trẻ nhỏ đều là những trái tim non dại và rất dễ tổn thương.

Từng có câu nói rằng: "Sau khi trưởng thành, bố mẹ đợi con nói một tiếng cảm ơn, nhưng thực chất, con trẻ lại mong nhận từ bố mẹ một lời xin lỗi". Đối với nhiều người làm bố mẹ, những câu nói 'thiếu kiềm chế' hỉ đơn giản là lời nói trong lúc tức giận, qua rồi thì thôi, nhưng đối với những đứa nhỏ, nhất là trẻ trong độ tuổi thiếu niên đang rất nhạy cảm, chúng sẽ không quên những câu nói đó và có thể nó sẽ vô tinh trở thành những vết thương lòng không bao giờ lành được, kể cả khi chúng đã lớn lên.

Mong rằng qua câu chuyện, mỗi người sẽ có những phút giây tĩnh tâm, lắng đọng suy nghĩ để trở nên yêu thương, bao dung hơn với những thành viên trong gia đình của mình.