Ở đây có ai gặp trường hợp con bị ho kéo dài cả tháng, thậm chí là vài tháng chưa?

Nếu gặp trường hợp như vậy thì các mẹ sẽ làm gì? Hầu hết sẽ cho con uống siro giảm ho, mặc quần áo ấm, dùng húng chanh, mật ong, xịt họng xịt mũi, thậm chí là uống cả kháng sinh đúng không?

Em bé trong câu chuyện này cũng vậy. Mới 2 tuổi nhưng bé lại bị ho kéo dài tới tận nửa năm. Mẹ của bé cũng như bao bà mẹ khác, làm hết cách nhưng vẫn không cải thiện.

Cuối cùng sau nhiều nỗ lực, các bác sĩ đã phát hiện ra lý do vô cùng bất ngờ. Các mẹ nên tham khảo nhé, chắc chắn có nhiều người còn chưa hề biết về vấn đề này đâu.

hình ảnh

Trẻ nhỏ có nguy cơ cao hóc dị vật. Ảnh minh họa/Nguồn: QQ

Câu chuyện được báo chí Trung Quốc chia sẻ rộng rãi. Bé gái này tên là Tiểu Hoàn Tử, năm nay 2 tuổi, sống ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc.

Bé không có biểu hiện gì khác ngoài triệu chứng ho dữ dội lặp đi lặp lại trong gần một tháng.

Bố mẹ bé đã cho con dùng kháng sinh, thuốc xịt và nhiều cách điều trị khác, nhưng tình trạng bé không thuyên giảm. Sau đó gia đình đã quyết định đưa con đến một bệnh viện lớn để kiểm tra.

Bác sĩ thăm khám xong thì nói rằng trong phế quản của Tiểu Hoàn Tử có rất nhiều dịch tiết dính màu trắng nhưng chưa rõ là thứ gì. Bé gái sau đó vẫn sinh hoạt bình thường nên bố mẹ chủ quan không thăm khám tiếp.

Cho đến một tháng đổ lại đây, thấy con bị ho ngày càng nặng hơn, bố mẹ lại tiếp tục đưa bé đi khám và quyết tìm ra nguyên nhân gốc rễ.

Sau rất nhiều thủ tục thăm khá,, bác sĩ kết luận tình trạng ho của  Tiểu Hoàn Tử không phải là ho mãn tính. Để tìm nguyên nhân chính xác, bác sĩ đã soi khám kỹ hơn và phát hiện, màng nhầy thành khí quản của bé sẽ bị kích ứng (gây ho) khi ăn thức ăn cứng, sưng đỏ rõ ràng, rất thô ráp, có một lượng lớn dịch nhớt màu trắng ở nhánh giữa của phổi phải.

Khi được hỏi về thói quen ăn uống, bố mẹ bé mới chia sẻ rằng, con gái họ đã uống trà sữa trân châu cách đây nửa năm, từ lần đó, cứ hễ ăn thức ăn cứng là bé lại bị ho.

Bác sĩ nghe đến đây thì gật gù: Rất có thể mảnh vụn trong trà sữa đã mắc lại trong khí quản của Tiểu Hoàn Tử, và khi bé không ho ra được, mảnh vụn này sẽ trở thành nguồn lây nhiễm tiềm ẩn, dễ bị tái phát nhiễm trùng, viêm, từ đó khiến bé bị ho lâu ngày và gây khó thở...

hình ảnh

Tiểu Hoàn Tử được bác sĩ thăm khám và điều trị. Ảnh: Sohu

Nghe vậy, mẹ của Tiểu Hoàn Tử khóc to, không ngờ rằng chỉ vì hành động vô ý của mình đã khiến cho con khổ sở và bệnh tật suốt nửa năm qua.

Để xử lý, bác sĩ đã chỉ định rửa phế quản phế nang cho Tiểu Hoàn Tử, trong quá trình này, bác sĩ đã rửa sạch 3 ống đờm đặc quánh màu phô mai cho cô bé.

Cuối cùng, khi được xử lý tận gốc nguyên nhân, cô bé đã hết hẳn tình trạng ho kéo dài suốt nửa năm.

Vì sao mảnh vụn trà sữa có thể mắc lại tron khí quản bé gái?

Đây là trường hợp vật là chất hữu cơ, hạt thực vật, ngấm nước trương to ra, có thể gây nhiễm trùng và ứ đọng xuất tiết, nguy hiểm hơn dị vật kim khí nhẵn, sạch.

Tuổi của người hóc càng trẻ thì càng nguy hiểm. Có khi dị vật được lấy ra khá nhanh chóng vẫn không cứu được bé vì bị viêm phế quản-phổi cấp rất nặng.

Nếu người bị hóc được đưa đến bệnh viện sớm thì dễ lấy dị vật, ít biến chứng. Tuy nhiên, nếu đến muộn, đã có phản ứng viêm phù nề tổ chức, nhiều biến chứng sẽ xảy ra, thì việc lấy dị vật sẽ khó hơn và nguy cơ không qua khỏi cũng cao hơn.

Qua trường hợp của bé gái 2 tuổi, bác sĩ khuyến cáo các bố mẹ, tuyệt đối không để trẻ em ăn uống bừa bãi.

Cụ thể là nên tránh cho trẻ dưới 2 tuổi uống trà sữa và ăn các loại hạt như đậu phộng, óc chó, hạt dưa. Còn với các bé trên 3 tuổi cần lưu ý không được ăn trong lúc đang ngủ, đặc biệt không được ăn uống khi lái xe để tránh bé bị sặc dị vật trong khí quản.

Hy vọng rằng qua câu chuyện báo chí vừa chia sẻ ở trên, các bố mẹ có con nhỏ hãy để ý con khi bị ho bất thường thì đừng chủ quan. Ngoài ra cũng cần hạn chế cho bé sử dụng những thứ dễ gây hóc như khuyến cáo của bác sĩ nha.