Tầm này trời đông giá rét nên bé nhà mình hay bị sổ mũi lắm luôn á các mẹ. Mỗi lần mà con bị sổ mũi thì mình cũng hay dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho con. Trước giờ vẫn vậy, không có gì thay đổi cả. Ấy thế mà bây giờ thì mình cần phải cân nhắc thêm việc có nên tiếp tục áp dụng biện pháp này không. Lý do là vì mới sáng sớm hôm nay mình đọc báo thấy có trường hợp bé 2 tháng tuổi suýt qua đời vì mẹ rửa mũi cho đấy.

hình ảnh

Bé A phải nhập viện cấp cứu vì mẹ rửa mũi cho bằng nước muối sinh lý. Ảnh: Internet

Mẹ rửa mũi bằng nước muối khiến em bé 2 tháng tuổi bị ngưng thở

Mới đây, các bác sĩ của BV Sản nhi tỉnh Bắc Giang cho biết đã tiếp nhận bệnh nhi H.K.A (72 ngày tuổi) nhập viện trong tình trạng bị kích thích, tím tái toàn thân, thở gắng sức rõ và nhịp tim nhanh. Nguyên nhân khiến bé tới tình trạng này là vì bị sặc nước muối sinh lý sau khi được mẹ dùng xilanh bơm nước muối sinh lý để rửa mũi.

Người thân của bệnh nhi cho biết: Trước khi nhập viện em bé có quấy khóc thường xuyên vì khó chịu khi bị nghẹt mũi. Do đó, mẹ bé đã dùng xilanh bơm nước muối sinh lý để rửa mũi cho con. Khi đang vệ sinh mũi thì bé A bất ngờ có biểu hiện ngưng thở, tím tái toàn thân. Khi ấy, người nhà vội vàng hô hấp nhân tạo và đưa bé đi cấp cứu tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định bé A bị hội chứng xâm nhập do dịch rửa mũi họng chảy qua thanh quản vào khí quản và gây co thắt thanh, khí quản. Chính vì thế nên bé đã bị khó thở cấp tính và thiếu oxy trầm trọng.

Theo BS Lê Nguyệt Minh (Phó trưởng khoa Cấp cứu, hồi sức tích cực và Chống độc) chia sẻ: Rất may mắn là bé A được gia đình hô hấp nhân tạo kịp thời trước khi tới viện nên mới cứu được. Sau khi được các bác sĩ cấp cứu, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch. 2 tiếng sau, tình hình sức khỏe của bé ổn định, thở đều, da hồng hào, ăn sữa tốt. 2 ngày sau đó bệnh nhi được xuất viện.

Theo BS. Nguyễn Thanh Sang (BV Nhi đồng TP. HCM) cho biết: Bé hơn 2 tháng tuổi được bố mẹ dùng nước muối sinh lý là đẩy một lượng lớn nước muối vào 1 bên mũi để đẩy đờn nhớt sang mũi bên kia và ra ngoài.

Tuy nhiên, đó chỉ là trên lý thuyết. Còn thực tế là phương pháp này chỉ áp dụng cho những bé lớn biết hợp tác. Mà nhiều khi người lớn thử lấy xi lanh để bơm còn bị sắc. Với bé 2 tháng tuổi, do giật mình từ hành động bơm của cha mẹ và hít sặc nước muối nên gây tím tái. Cũng may là bé đã được cấp cứu kịp’.


Theo BS. Sang, hiện nay có rất nhiều mở phòng tập ‘long đờm’ khi chưa có chứng chỉ hành nghề. Việc này vô cùng nguy hiểm cho trẻ vì nếu bé bị hít sặc, tím tái, ngưng thở, không cấp cứu đúng cách, có thể gây di chứng chết não sau 4 phút bị thiếu oxy.

Rửa mũi là phương pháp giúp phòng và điều trị bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu phụ huynh không có đầy đủ kiến thức về cách rửa mũi cho trẻ thì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

+ Bé bị sang chấn tâm lý vì sợ hãi

Một khi bé đã từng bị sặc thì bé sẽ rất sợ mỗi khi nhìn thấy bố mẹ chuẩn bị dụng cụ để rửa mũi. Việc sợ hãi sẽ khiến bé hình thành phản ứng bảo vệ, căng cứng mình, không hợp tác, gào thét. Những điều này dễ là nguyên nhân gây sặc hoặc rửa mũi không thành công.

+ Bị tổn thương niêm mạc vì thao tác không đúng

Theo BS. Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi đồng 1, TP. HCM) cho biết: Việc rửa, hút mũi cho trẻ với áp lực không chính xác hoặc mạnh quá hoàn toàn có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Đồng thời, đầu xilanh nhọn và sắc cũng dễ gây chảy máu mũi, xước niêm mạc mũi của bé.

+ Tình trạng nhiễm trùng nặng hơn vì dụng cụ không sạch

Nếu những dụng cụ rửa mũi cho bé không được làm sạch, hấp, tiệt trùng kỹ, tay người thực hiện không rửa sạch thì dễ khiến vi khuẩn bám lên và đi vào mũi trẻ. Điều này sẽ vô tình khiến tình trạng nhiễm trùng của bé ngày một nặng hơn.

+ Bị viêm tai giữa vì nước chảy vào tai

Ths. BS Đào Đình Thi (Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương) chia sẻ: Các mẹ chỉ nên dùng xilanh rửa mũi cho bé khi không bị viêm. Còn nếu bé đang bị viêm (ngạt mũi) mà lại dùng xilanh bơm nước muối sinh lý vào 1 bên thì bên kia sẽ rất khó chảy ra được. Khi nước muối bị tắc sẽ xì ra bằng hai bên tai. Chúng tồn đọng tại trong tai kết hợp với dịch mũi chảy ngược lên và gây viêm tai giữa.

+ Con dễ bị sặc vì không hợp tác

VS. Khanh cho hay: việc dùng xilanh rửa mũi cho con rất nguy hiểm. Bởi nó có áp lực cao nên dễ khiến bé bị sặc. Đặc biệt, bé còn khó chịu nên hay gào khóc lại càng làm tăng nguy cơ nước vào đường thở, phổi của bé và gây sặc.

Khi con bị sổ mũi, cha mẹ nên vệ sinh mũi cho bé tại nhà thế nào?

Theo BS. Khanh, cha mẹ nếu muốn vệ sinh mũi cho bé tại nhà thì các mẹ cần thực hiện như sau:

+ Đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân và nhẹ nhàng bóp 1 giọt nước muối sinh lý vào 1 bên mũi trẻ.

+ Sau 1 – 2 phút thì các mẹ dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi bé. Khi đặt ống hút vào mũi bé thì cha mẹ nên nhẹ nhàng để tránh làm xước niêm mạc mũi bé.

+ Nếu mẹ dùng dụng cụ hút mũi dạng bóp thì bóp mạnh và giữ chặt bóng trước khi đưa đầu hút vào mũi trẻ rồi từ từ thả bóng ra. Lặp lại thao tác này tới khi hút hết dịch mũi bé.

Ngoài ra, khi rửa mũi cho bé nếu mẹ thấy 4 – 5 ngày rồi mà bé vẫn không có dấu hiệu cải thiện thì cần phải tới viện để khám và điều trị sớm, phòng bệnh viêm phế quản, viêm phổi.

Nguồn: Tổng hợp