Hầu hết các mẹ đều nghĩ khi con bị hăm nhất bị hăm ở bẹn khi dùng tã thì dùng phấn rôm bôi vào trước khi đóng bỉm sẽ tốt. Tuy nhiên bác sĩ lại nói là không phải, thậm chí còn gây hại rất nhiều cho trẻ đấy nhé!

Dạo này thời tiết ẩm ương, lúc nóng lúc lạnh, con gái em thì mới 1 tuổi nên vẫn đang đóng bỉm. Em nghe mọi người nói bôi phấn rôm rồi đóng bỉm thì sẽ thấm hút tốt, đỡ con bị hăm nên định làm theo. Em nhắn tin nhờ mẹ chồng đi làm về mua hộ em lọ phấn rôm nhưng bà bảo không nên dùng đâu.

Mẹ em bảo: "Mẹ mới đọc trên báo bác sĩ nói bôi phấn rôm cho trẻ nhỏ là không tốt, còn gây ung thư nữa đấy".

Nghe mẹ nói mà em sợ quá, phải lên mạng tìm thông tin đọc xem sao. Hóa ra là các bác sĩ khuyến cáo việc này nhiều lắm rồi các chị ạ, thế mà em chẳng biết gì.

hình ảnh

Ảnh: Internet

Tắc nghẽn lỗ chân lông, tăng nguy cơ hăm tã

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đã có nhiều nghiên cứu khẳng định phấn rôm được làm từ nhiều công thức hóa học pha chế, thành phần chủ yếu làbột talc, muối canxi, muối kẽm và một số chất tạo mùi thơm. Trong đó, bộttalc có khả năng hút ẩm nên được hướng dẫn sử dụng bôi vào các vùng da có nếp gấp như cổ, bẹn, nách với công dụng là tránh bị hăm, ẩm ướt.

Tuy nhiên, bác sĩ cho biết, thực chất phấn rôm không có tác dụng trị hăm, trị rôm sảy như mọi người nghĩ. Thậm chí nó còn làm bít lỗ chân lông của trẻ, khiến các bệnh hăm da, viêm da nặng hơn khi không dùng.

Bác sĩ Dũng nói: "Nhiều người tin phấn rốm ngừa hăm tã cho bé nhưng lại bôi vào v.ùng k.ín của trẻ trước khi đóng bỉm là cực kỳ nguy hại. Khi phấn rôm được thoa vào vùng nhạy cảm rồi bị bịt lại bởi chiếc bỉm khiến hạt bụi phấn rôm không thoát được ra ngoài, dẫn tới tình trạng bí bách cho da của bé.

Hơn nữa, khi này các phân tử phấn rời rạc không tạo thành lớp màng bảo vệ, tạo khoảng trống cho các enzim trong chất thải xâm nhập vào da của bé gây nên tình trạng mẩn ngứa, dị ứng da.

Nếu bôi phấn rôm quá nhiều vào "vùng nhạy cảm" của trẻ thì khi nó gặp nước tiểu, phân, cùng nhau tồn đọng trong bỉm gây bón cục, bít lỗ chân rông, ẩm ướt, gia tăng tình trạng hăm tã ở trẻ".

hình ảnh

Ảnh: Internet

Gây viêm nhiễm "vùng nhạy cảm" ở bé gái

Ngoài những nguy hại kể trên, bôi phấn rôm trước khi đóng bỉm cho trẻ, nhất là bé gái có thể là nguy cơ tiểm ẩn gây ung thư, viêm nhiễm âm đạo.

Theo Tiến sĩ Daniel Cramer (nhà dịch tễ học người Mỹ), cho biết, ước tính có ít nhất 10.000 phụ nữ bị ung thư buồng trứng do có tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với phấn xoa da trẻ em. Cũng có không ít nghiên cứu chỉ ra rằng phấn rôm làm tăng nguy cơ ung thư ở các bé gái.

"Theo thống kê nghiên cứu, cứ 70 bé gái dùng phấn rôm ở vùng nhạy cảm thì có 1 bé bị u ác tính buồng trứng sau này", TS Daniel nói.

Theo đó, việc dùng phấn rôm trong thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứngcao gấp 4 lần so với trẻ bình thường. Nguyên do là vì hố chậu và bộ phận s.inh d.ục bên trong của nữ thông với bên ngoài nên hạt bụi phấn li ti dễ dàng xâm nhập vào hố chậu thông qua âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng gây viêm nhiễm, tạo điều kiệncho tế bào ung thư phát triển.

Lời khuyên từ bác sỹ

Bác sĩ Lê Đức Thọ (Trưởng khoa Da Liễu, Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Sài Gòn) khuyến cáo, để chống hăm da cho trẻ an toàn, cha mẹ cần tìm sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu uy tín, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Ngoài ra, cần phải thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít thoa ra tay trẻ, theo dõi trong 1 ngày. Nếu không có vấn đề gì xảy ra thì mới dùng tiếp.

Không được thoa phấn rôm lên mặt, mắt của trẻ và "vùng nhạy cảm" của bé gái để giảm khả năng gây ung thư.

Không bôi phấn rôm cho trẻ ở nơi nhiều gió, quạt vì dễ làm bay lên mắt, mũi hít phải gây hại hệ tiêu hóa.

Không bôi lên vùng da đang trầy xước hay bị hăm, bị viêm nhiễm của trẻ.

=> Tốt hơn hết, để phòng tránh rôm sảy, hăm tã, bố mẹ nên cho con dùng bỉm loại vải sợi, mỏng, thoáng, thấm hút tốt và nên thay bỉm thường xuyên cho con.

Nguồn: Tổng hợp